Articles – Vietnamese

Post 1975:

Miscellaneous:

Do đâu có sự đề xướng về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”?

Ai nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh và lịch sử của Ðảng Cọng Sản Việt Nam chắc đều nhận thấy rằng trước khi ông Hồ Chí Minh qua đời, năm 1969, và gần 30 năm sau đó, cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ được dùng lai rai lẻ tẻ và ở một tầm quan trọng thấp trong các tuyên bố của các lãnh tụ và văn kiện của Ðảng. Các tuyên bố và văn kiện này rất ít khi hề đề cập đến vấn đề “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”, và không hề nêu vấn đề lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm “căn bản tư tưởng” hay “kim chỉ nam hành động” của Ðảng. Ngay cả trong “Lời kêu gọi” của Ban chấp hành Trung ương và “Ðiếu văn” của Tổng bí thư Ðảng nhân dịp ông Hồ qua đời và ngày mai táng ông ta cũng vậỵ

“Lời kêu gọi” chỉ đặt trọng tâm vào việc tiếp tục sự nghiệp, thực hiện lý tưởng và hoài bảo học tập đạo đức và tác phong của ông ta, còn tư tuởngcủa ông ta thì chỉ được nhắc sơ quạ “Ðiếu văn”, do Lê Duẫn đọc, thì chỉ kêu gọi cán bộ, đảng viên, nhân dân thề tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởngxã hội chủ nghĩa và cọng sản chủ nghĩa mà ông đã vạch ra, phát huy tình cảm quốc tế trong sáng của ông ta…“trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản”, vàø suốt đời đời học tập đạo đức, tác phong của ông ta, noi gương ông ta, ra sức trau dồi thành con người mới, đi theo con đườngcủa ông ta tiếp tục sự nghiệp của ông tạ Nó không nhắc gì đến tư tưởng của ông tạ[1]

Trong những diễn văn lớn sau đó cũng vậỵ Lê Duẫn không nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ năm 1980, trong diễn văn kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhựt của ông Hồ, ông ta mới nói đến việc “học tập tư tưởng cách mạng của Người…”.[2] Nhưng cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh” vẫn chưa xuất hiện.

Tại các đại hội Ðảng cũng vậỵ Tại Ðại hội IV (tháng 12, 1976), Báo cáo chính trị chỉ đề cập đến “những di sản bất diệt” mà ông Hồ để lại cho Ðảng. Tại Ðại hội V (tháng 3, năm 1982) Báo cáo chính trị chỉ nói đến “xây dựng đất nước theo Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Tưởng cũng nên ghi ở đây rằng năm 1982, tại Hội nghị cán bộ nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị, Trường Chinh có kêu gọi “trở về với tư tưởng Bác Hồ”, nhưng không được hưởng ứng vì lúc đó các lãnh tụ khác của Ðảng, nhất là Lê Duẫn, đang bận tâm về việc cầu viện Liên-Xô vì tình hình kinh tế nguy cập.

Qua những sự kiện trên đây, ta thấy, trong một thời gian khá dài, khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” không được đề xướng như một ưu tư lớn của Ðảng.

Chỉ những năm gần đây mới thấy các lý thuyết gia của Ðảng, nhứt là của các viện và trường huấn luyện cán bộ và các tạp chí chỉ đạo tư tưởng của Ðảng, như các Viện Mác-Lê và Nguyễn Aùi Quốc, Tạp Chí Cọng Sản, đua thúc nhau gây nên phong trào “học tập và nghiên cứu tư tưởng của Bác”.

Cũng như tất cả các “phong trào” khác của ÐCSVN, phong trào học tập nghiên cứu tư tưởng của Bác này nẩy sinh do sự đề xướng của tập đoàn lãnh đạo ÐCSVN về sự cần thiết học tập, nghiên cứu, và lấy tư tưởng của Bác làm căn bản tư tưởng luận, và làm kim chỉ nam trong hành động. Ðềà xướng đó được ghi vào Cương Lĩnh trình Ðại hội VII (tháng 6 năm 1991) và thành chỉ thị sau khi được ghi vào trong nghị quyết của Ðại hội thông qua Cương Lĩnh đó.

Có sự kiện này vì trong suốt lịch sử của ÐCSVN từ ngày ông Hồ Chí Minh khai sinh nó năm 1930, ông ta không ngớt nhấn mạnh, nhắc nhở, và đòi hỏi đồà đệ của ông phải hướng về Liên-xô, “Tổ quốc” của những người cọng sản, “thành trì vững chắc” của chủ nghĩa xã hội, và lấy Cách mạng tháng 10 làm mẫu mực về lý thuyết cũng như về hành động. Nhưng năm 1991, tiếp theo sự sụp đổ của các quốc gia xã hội chủ nghĩa Ðông Ââu, ngay cả Liên-Xô, tổ quốc và thành trì của chủ nghĩa xã hội, cũng sụp đổ, và hiện thân của Cách mạng tháng 10 bị ném vào sọt rác liïch sử. Cọng sản khắp nơi phải đương đầu với một tình huống mớị

Trong tình huống mới này, vấn đề chủ thuyết Lê-nin còn giá trị nữa hay không được đặt ra vì chủ thuyết này là căn bản lý luận và kim chỉ nam không phải chỉ của  Liên-Xô, mà của tất cả những đảng cọng sản đàn em của ÐCS Liên-Xô trên thế giớị Vấn đề này là một vấn đề then chốt, căn bản, không thể bỏ qua đuợc. Nếu không từ bỏ chủ thuyết đó thì ít nhứt cũng phải có một sự xét lại, mà xét lại tận gốc tận rễ, để xem nó còn giá trị hay không, giá trị đến mức nào, và giá trị ở chỗ nàọ

Dù sao, với sự sụp đổ của Liên-Xô, không thể  tiếp tục coi chủ thuyết Lê-nin như là một cơ sở lý luận và hành động đưa đến bách chiến bách thắng được vì thực tại sờ sờ trước mắt. Nguyên cả một đại cường quốc xây trên cơ sở đó đã sụp đổ một cách ngoạn mục trong vòng có mấy ngàỵ Tất cả mọi đài phát thanh và truyền hình đều thông báo ầm ỉ và chi tiết về biến cố nàỵ Không thế nào phủ nhận dữ kiện này được. Như vậy không thể coi chủ thuyết và phương thức hành động kiểu Lê-nin là có giá trị tuyệt đối được. Rõ ràng là nó trục trặc. Vấn đề còn lại là nó trục trặc toàn bộ hay cục bộ mà thôị Mà rất có thể nó trục trặïc toàn bộ vì Liên-Xô bị sụp đổ toàn bộ, và ÐCS Liên-Xô không còn nắm quyền ở Nga, và ngay cả sự tồn tại của nó cũng không được bảo đảm. Ðều này rất có thể xảy ra ở Việt Nam và cho ÐCSVN. Viển ảnh này làm cho rất nhiều đảng viên và cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, dao động lớn. Những văn kiện của Ðảng, kể cả tuyên bố của các lãnh đạo của Ðảng, đều xác nhận sự kiện nàỵ

Trước đó, cho đến năm 1991, là năm Liên-Xô giải thể và ÐCS  Liên-Xô bị giải tán, các lãnh tụ ÐCSVN có hai niềm tin mãnh liệt:  1/ khối cọng sản, dựa trên sức mạnh mà họ cho là vượt bực của Liên-Xô, là một khối vô địch; và 2/ khối đó, đứng đầu là Liên-Xô, sẽ định hướng con đường đi của nhân loại trong tương lai xa cũng như gần, và con đường đó, đẹp nhứt, tiến bộ nhứt, là con đường dẫn đến chủ nghĩa xả hội và chủ nghĩa cọng sản.

Thật ra, thì ngay từ 1986 đến 1991, đã có những dấu hiệu báo rằng sẽ có những biến đổi quan trọng trong khối cọng sản. Nó khởi đầu ở Liên-Xô, với sự xuất hiện của Gorbachev năm 1985, năm mà ông này được bầu làm Tổng Bí Thư của ÐCS Liên-Xô. Ngay sau khi ông ta đắc cử, ông công bố ý định theo glasnost (chính sách cởi mở), và năm sau đó, tại Ðại hội XXVII của ÐCS Liên-Xô, ông ta công bố chính sách perestroika (cải tổ cơ cấu).

Sự công bố này diễn ra vào tháng 11 năm 1986. Nhưng 5 tháng trước đó, ông Gorbachev đã thông báo cho Lê Duẫn biết ý định của ông nhân dịp ông tiếp đón ông này tại Môskôva vào tháng 6.

Chúng ta không biết ông Gorbachev đã nói gì với ông Lê Duẫn, nhưng căn cứ vào bài diễn văn của ông ta đọc trước Trung Ương ÐCS Liên-Xô vào tháng 11 năm 1987, thì ta có thể nghĩ rằng lúc tiếp kiến Lê Duẫn ông Gorbachev tin rằng những cải tổ của ông sẽ làm cho ÐCS Liên-Xô và chế độ cọng sản mạnh hơn. Trong bài diễn văn nêu trên, ông đề cập đến những ưu điểm của chế độ Lê-ni-nít và nhắc đến Ðệ tam Quốc tế, và kết luận với câu: “Chúng ta không khi nào từ bỏ chủ nghĩa cọng sản”. Như vậy, trong những cuộc đàm thoại với Lê Duẫn tháng vào 6 năm 1986, với Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh vào tháng 8 và tháng 10 năm đó, và với Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười tháng 5 năm 1987, ông Gorbachev cũng có những giải thích có tính cách lạc quan và trấn an mấy ông lãnh tụ ÐCSVN này khi họ lục tục đến Môskôva sau khi Lê Duẫn đột ngột từ trần (tháng 7 năm 1986) để được trực tiếp nghe ông thông báo về đường lối mới của Liên-Xô.[3]

Qua sự tiếp xúc trực tiếp với Gorbachev và những giải thích của ông này về glasnost và perestroika, dù rằng ông có lạc quan và trấn an đến mấy đi nữa, mấy ông Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh và Ðỗ Mười cũng không thể gạt bỏ hoàn toàn cơ năng trật đường rầy của một cuộc cải tổ kiểu Gorbachev. Do đó, họ mới bắt đầu đặt vấn đề xướng lên “tư tưởng Hồ Chí Minh” song song với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Ðại hội VI là dịp họ công khai đề xướng vấn đề nàỵ

Tại Ðại hội này (tháng 12, năm 1986), được gọi là đại hội “đổi mới tư duy”, nhóm lãnh đạo ÐCSVN dành một phần rất lớn của Báo cáo chính trị để đề cao và tâng bốc Liên-Xô. Họ tuyên bố “ủng hộ hoàn toàn” chính sách đối nội và đối ngoại được thông qua tại Ðại hội XXVII của ÐCS Liên-Xô, “ủng hộ hoàn toàn” Cương lĩnh của ÐCSLX, coi đó như là “mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo học thuyết mác-xít-lê-ni-nít” và “nhân tố quyết định thắng lợi’ của chủ nghĩa xã hội trong “cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập trên thế giới”. Còn về Hồ Chí Minh thì họ đề cập đến trong bối cảnh: “Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thấm nhuần tư tưởng và tình cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh…..Muốn đổi mới tư duy, Ðảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học chủ nghĩa Mác-Lê-nin, kế thừa di sản qúy báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, của đồng chí Lê Duẫn và các đồng chí lãnh đạo khác của Ðảng….”[4]

Rõ ràng là “tư tưởng Hồ Chí Minh” vẫn chưa được quan trọng hóa, tách biệt thành một hệ thống biệt lập và đưa lên tột hạng, như là một tư tưởng chỉ đạo căn bản của Ðảng ngang hàng với chủ nghĩa Mác-Lê. Nó chỉ được đề cập đến sau chủ nghĩa Mác-Lê-nin; vấn đề trung thành chỉ được đặt ra với chủ nghĩa này, còn đối với tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có nhu cầu thấm nhuần, và về phương diện này, Hồ Chí Minh lại bị đặt ngang hàng với “đồng chí Lê Duẫn và các đồng chí khác….” Giờ của “tư tưởng Hồ Chí Minh” vẫn chưa đến hẳn, và nó chưa đến hẳn vì nhu cầu khẩn trương thật sự chưa đến.

Khẩn trương thật sự chỉ hiện ra rõ ràng vào những năm 1988-1991.

Năm 1988 xảy ra một sự kiện hết sức quan trọng, nhưng ít người biết đến, vì nó nằm trong tầm những hoạt động kín của ÐCSVN. Tháng 5 năm đó, cũng như thường lệ, Ðảng bí mật gởi một phái đoàn của Trung ương Ðảng do Nguyễn Ðức Bình cầm đầu mang dự thảo của Cương Lĩnh mà Chính Trị Bộ sẽ đưa ra Ðại hội VII sắp tới sang Môskôva để trình ÐCS Liên-Xô duyệt xét và chấp nhận. Dự thảo này bị phái đoàn của Trung ương ÐCS Liên Xô do Bikenin cầm đầu chỉ trích nặng nề. Họ nói rằng những quan điểm đưa ra trong đó “quá sớm” hay “quá lạc quan và không phù hợp với thực tế”, “không đúng” , “chệch hướng vào chủ nghĩa xã hội kiều trại lính”, v.v…..Họ khuyên ÐCSVN phải tìm một con đường “thích hợp với thực tế hơn” và “tránh lập lại kinh nghiệm của Liên Xô”.[5]

Ðiểm chót này có nghĩa là phải tránh con đường Mác-Lê-nin chủ nghĩa, trong khi suốt 60 năm trước đó, với sự huấn luyện và nhắc nhủ không ngừng của ông Hồ, họ đã triệt để đi theo con đường nàỵ Họ đã hoàn toàn “tiếp thu” chủ nghĩa Mác và nhứt là Lê-nin — chủ nghĩa xã hội kiểu bôn-sê-vích –, theo gót Cách mạng tháng 10 Nga,  và thiếùt lập một chế độ chuyên chế độc tài theo mô hình Stalin. Nếu bỏ những thứ đó thì, về lý luận cũng như hành động, ÐCSVN sẽ dựa vào cái gì?

Sau những cơn bảo táp những năm 1989-1991, các chế độ cọng sản Ðông Âu, rồi tiếp theo, chế độ cọng sản Nga, sụp đổ và ngay cả Liên-Xô bị giải thể, nhưng chế độ cọng sản Việt Nam thoát được số phận đó. Ban lãnh đạo ÐCSVN cho rằng được như vậy vì họ đã không từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Do đó, họ quyết định kiên trì con đường nàỵ Nhưng làm sao kiên trì con đường này trong khi không những ngoài Ðảng, mà ngay cả trong Ðảng, số người đòi bải bỏ chế độ Mác-Lê ngày càng gia tăng và tiếng nói của họ càng lớn? Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước cọng sản Ðông Âu, cùng với cuộc sống cơ cực mà những người đó phải chịu đựng dưới sự cai trị của ban lãnh đạo ÐCSVN chủ trương kiên trì đường lối Mác-xít-lê-ni-nít làm cho họ mất hết tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lê-nin, và đặc biệt là vào lãnh đạo của đảng nàỵ Những đòi hỏi đó có thể bất chấp trong một thời gian, nhưng không thể bất chấp mãi mãi được. Rồi một ngày nào đó, dù họ muốn hay không, sự bãi bỏ này cũng sẽ xảy rạ

Nhưng bãi bỏ chế độ Mác-Lê-nin là bải bỏ căn bản quyền hành và hưởng thụ của đám lãnh đạo hiện tạị Cho nên phải làm sao cho nó “vậy mà không phải vậy”, theo phương cách bình thường của Ðảng, áp dụng ma thuật để giải quyết vấn đề một cách đẹp đẽ. Ðảng đã mất hết uy tín thì còn uy tín của Bác. Núp sau Bác, có thể tuyên bố bỏ chủ nghĩa Mác-Lê-nin mà thực sự vẫn áp dụng toàn vẹn chủ nghĩa đó. Không gì hơn là dùng tên Hồ Chí Minh, lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm căn bản tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Ðảng và của toàn quốc. Bỏ mà không bỏ. “Vậy mà không phải vậy”. Ðâu vẫn còn đó, y nguyên.

Những lý do kể trên đưa đến quyết định về vấn đề “tư tưởng Hồ Chí Minh” tại Ðại hội VII (tháng 6, năm 1991).

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương ghi nhận rằng:

“Cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc của các nước xã hội chủ nghĩa đặt chủ nghĩa xã hội trước sự phê bình gay gắt chưa từng thấy, từ nhiều hướng….ngay trong hàng ngũ những người cọng sản cũng có hiện tượng dao động về lập trường,những xu hướng phủ nhận thành tựu, từ đó dẫn đến phủ định con đường xã hội chủ nghĩạ”

Ban lãnh đạo Ðảng muốn ngăn chận xu hướng nàỵ Cho nên, tuy rằng họ công nhận rằng đổi mới là cần thiết, họ lại nhấn mạnh rằng “các chủ trương đổi mới phải nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là phải duy trì chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Ðổi mới mà vẫn như cũ.

Báo cáo ghi:

“Ðiều kiện cốt yếu để công việc đổi mới giữ được định hướng chủ nghĩa xã hội và đi đến thành công trong quá trình đổi mới Ðảng phải kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội….Ðảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Mimh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức cơ bản…Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê-nin là vấn đề có tính cách nguyên tắc số một với Ðảng ta…”[6]

Về khoa học xã hội, Báo cáo nói, nghĩa là, chỉ thị, như sau:

“Khoa học xã hội phải góp phần xứng đáng trong việc đổi mới tư duy, xây dựng luận cứ khoa học cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng lập trường, quan điểm, ý thức và nhân cách đứng đắn, khắc phục những tư tưởng sai lầm.

“Trong những năm tới nhiệm vụ chủ yếu của các ngành khoa học xã hội là vận dụng sáng tạo và phát triễn học thuyết Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nước ta và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học của thế giới, nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận để hoàn thiện và triển khai Cương lĩnh, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội và những văn kiện khác….” (như trên)

Ðiểm được nhấn mạnh là “Ðại hội khẳng định quyết tâm của Ðảng…đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn…”

Báo cáo giải thích rằng “Cái mới trong văn các văn kiện Ðại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Ðảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Ðiểm này đáng được ghi nhớ. Nó nói lên sự kiện là đến Ðại hội VII, năm 1991, sau khi các nước cọng sản Ðông Âu sụp đổ và những cải tổ của Gorbachev ở Liên-Xô cho thấy rõ rằng chế độ cọng sản kiểu Lê-nin-Stalin đang bị xóa, và đồng thời Nga và Hoa Kỳ thoả hiệp chấm dứt chiến tranh lạnh sau hội nghị thượng đĩnh Gorbachev-Reagan ở đảo Malte, lãnh đạo ÐCSVN không  những không còn trông đợi gì ở “Tổ quốc” và “thành trì bất khả xâm” của xã hội chủ nghĩa, mà còn phải nghĩ đến nguy cơ Việt Nam cũng có thể đi theo con đường của Liên-Xô. Lúc này đề xướng “tư tưởng Hồ Chí Minh” rõ ràng không những là một giải pháp rất tốt, mà còn là giải pháp duy nhứt để giải quyết vấn đề phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê-nin mà vẫn tránh khỏi số phận các nước Ðông Âu và Liên-Xô. Do đó, nhóm lãnh tụ Ðảng ra chỉ thị rất nghiêm túc cho tất cả cán bộ, đảng viên và dân chúng phải học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Cán bộ Ðảng lờ mờ về “tư tưởng Hồ Chí Minh”

Lãnh đạo Ðảng đã quyết định rằng học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh” là cần thiết. Quyết định của Ðảng ghi trong Cương lĩnh Ðại hội VII là mệnh lệânh. Mọi người trong Ðảng, trong nhân dân đều phải tuân hành. Tất nhiên, cán bộ, lý thuyết viên của Ðảng đua nhau làm việc này, hoặïc vì tinh thần kỷ luật, hoặc vì để lấy điểm với lãnh đạọ Cho nên cán bộ cao cấp, nhân viên điều khiển các viện nghiên cứu và giảng dạy về lý thuyết và tư tưởng, khoa học xã hội, và cả Việt ngữ và Hán-Nôm đều đổ xô vào việc mổ xẻ, giải thích tư tưởng của Bác. Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 8 năm 1994 trongTạp Chí Cọng Sản, tạp chí tư tưởng của Ðảng, có 27 bài được đăng về vấn đề nàỵ

Những người nói trên mang tên những cán bộ giữ chức lớn như Ðào Duy Tùng (Ban Bí thư Ðảng phụ trách văn hoá tư tưởng), Ðặng Xuân Kỳ (viện trưởng Viện nghiên cứu  chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh), Song Thành ( viện trưởng Viện Hồ Chí Minh),  Ngô Phương Bá (Viện sử học), Lê Văn Tuấn (Viện chủ nghĩa xã hội khoa học) , Nguyễn Ðình cát (Viện ngôn ngữ học), Phan Văn Các (Viện nghiên cứu Hán-Nôm), Hoàng Tùng (báo Nhân Dâân) các tướng Ðào Ðình Luyện, Bùi Phan Kỳ…

Ngoài ra, những cán bộ lão thành, tuy đã bị gạt ra bên lề quyền hành, nhưng là những cán bộ lớn thời ông Hồ còn sống, được động viên để viết về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong số này có các ông Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, Hà Huy Tập.

Ðều nổi bật khi khi ta đọc những tác phẩm trên là rõ ràng là ở Việt Nam mọi người đều mù mịt về “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thường dân thì chỉ bị nghe hết ngày này sang ngày khác những chuyện thần thánh về Bác mà không hiểu gì về tư tưởng của Bác đã đành rồị Nhưng đảng viên, cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, và đến ngay cả những lý thuyết gia của Ðảng, đều tỏ ra lờ mờ về vấn đề nàỵ Không ai trả lời dứt khoát được câu hỏi: “tư tưởng Hồ Chí Minh” là gì.   Những giải thích trong các tuyên bố của nhóm lãnh đạo, các bài nghiên cứu của những lý thuyết gia, những bài bình luận của các cơ quan tuyên truyền mơ hồ  lộn xộn, thiếu chính xác về sự kiện và không vững chắc về lý luận, trình bày không có phương pháp, rất khác biệt nhau hay mâu thuẫn nhaụ Có bài thiếu đứng đắn, có tính cách nói đại, nói bừa, hết sức vớ vẩn.

Những đoạn trích dưới đây về định nghĩa “tư tưởng Hồ Chí Minh” chứng minh luận điểm vừa nêu ra:

1/ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là “sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam…”  Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh là “toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác….” (Ðào Duy Tùng, TCCS, 5/1991)

2/ “Những suy nghĩ, những việc làm của Bác để đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác….tạo nên tư tưởng  Hồ Chí Minh….” (Hà Huy Giáp, TCCS, 5/1992)

3/ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là con đường cách mạng, hệ tư tưởng chỉ đạo của dân tộc và nhân dân Việt Nam. Thế giới quan của hệ thống tư tưởng này là chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê-nin, kết hợp với tư tưởng chính trị và văn hóa truyền thống của Việt Nam” (Hoàng Tùng, TCCS, 4/1992)

4/ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa xuất sắc tinh hoa của dân tộc và trí tuệ thời đại mà cóùt lõi là chủ nghĩa Mác-Lê-nin, là sự vận dụng sáng tạo lý luận và kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, giữa dân tộc và giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, giữa dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là khoa học về chiến lược và sách lược bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong hiện tại và tương lai…” (Song Thành, TCCS, 1/1993)

5/ “Tư tưởng HoÀ Chí Minh là sự hợp lưu hai dòng cách mạng lớn của thời đại” (Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ, TCCS, 6/1992)

6/ “Tư tưởng “Không có gì qúy hơn độc lập tự do” là điểm xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh”. (Tạp Chí Cọng Sản, TCCS, 2/1995)

7/ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin trong điều kiện cụ thể của nước ta…”(Nguyễn Văn Linh, Ðại hội VII)

8/ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lê-nin được vận dụng sáng tạo và thực tiễn vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng xả hội mới của Việt Nam”

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người gắn liền mật thiết với nhau không tách rời nhau…”

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống, diễn đạt khái quát lại, đó là: độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, tự do và dân chủ cho nhân dân, công bằng và hạnh phúc cho mọi người, hoà bình và hữu nghị cho các dân tộc, sự phát triển các quan hệ văn hoá và nhân văn cho thời đại”

“Phải kiên quyết ngăn chận bệnh SIDA tư tưởng ! Phương thuốc thần diệu để ngăn chận căn bệnh đó là tư tưởng Hồ Chí Minh”.(Võ Nguyên Giáp)[7]

9/ “Ðối với chúng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết Mác-Lê-nin được vận dụng sáng tạo đồng thời được phát triển phù hợp với hoàn cảnh nước tạ” (Phạm Văn Ðồng)[8]

10/ “Chủ nghĩ Mác-Lê-nin là cơ sở chủ yếu tư tưởng Hồ Chí Minh”. (Xã luận, TCCS, 2/1995)

Trong những định nghĩa trên đây, không có một định nghĩa nào có thể gọi là “định nghĩa” cả, nghĩa là chính xác theo tiêu chuẩn khoa học. Tư tưởng không phải là “con đường”,ø “vận dụng”, “hoạt động”, “việc làm”, “kế thừa tinh hoa dân tộc”, “hợp lưu” những dòng cách mạng, “bước phát triển” của một chủ nghĩa, “phương thuốc chữa bệnh”, “học thuyết được vận dụng”….Những cán bộ cao cấp và lý thuyết gia của ÐCSVN lẫn lộn “tư tưởng” với những khái niệm trên, và với những khái niệm khác như “đường lối”, “chủ trương”, “chính sách”, “tác phong”, “đạo đức”, “lòng yêu nước” v.v….

“Tư tưởng”, theo đúng phương pháp khoa học, phải được định nghĩa là một hệ thống tư duy cấu trúc theo luận lý chặt chẽ tôn trọng phương pháp phân tích và diễn tả khoa học. Xuất phát từ một tổng đề đề căn nguyên nào đó, nó được khai triển dần dần và bao quát tất cả những lãnh vực của  trí tuệ để giải thích những hiện tượng thiên nhiên, xã hội và nhân văn, và đưa đến những kết luận ăn khớp

với khởi đề về mặt luận lýà.

Trong việc diễn tả  “tư tưởng Hồ Chí Minh” các tác giả cọng sản Việt Nam đã không làm như vậỵ Tại saỏ Tại vì chính họ cũng không rõ “tư tưởng Hồ Chí Minh” là gì. Do đó, như  Song Thành nêu đúng, có nhiều định nghĩa, và mỗi định nghĩa đều chứa nội dung tư tưởng của ông Hồ, “nhưng cho đến nay, ý kiến vẫn còn đang khác nhau, cả về nội dung và cách diễn đạt”(TCCS, 1/1993). Giải đáp này đưa đến một câu hỏi “tại saỏ” thứ haị Và ông này đã đưa ra một giải đáp khác, cũng đúng, là “trong 60 năm không ai nghĩ đến vì không cần, cứ nói Mác-Lê-nin là đủ” (TCCS, 1/1993). Như ta sẽ thấy ở đoạn dưới, người trách nhiệm chính về tình trạng này chính là ông Hồ Chí Minh.

Một lý do khác là những người “nghiên cứu” về “tư tưởng Hồ Chí Minh” tưởng rằng việc này dễ. Họ không ý thức được rằng mổ xẻ và trình diễn thoả đáng một vấn đề phức tạp như vậy đòi hỏi một trình độ văn hoá và khoa học cao, trên  khả năng của những kẻ chỉ được huấn luyện hô khẩu hiệu, nhứt là khẩu hiệu Mác-Lê-nin, chép đi chép lại những tài liệu tuyên truyền của Ðảng, và tung bút ra tâng bốc, tô vẻ, thần thánh hoá ông Hồ, một phần không nhỏ để lấy điểm với cấp trên của họ.

Trong số tác giả của 30 tác phẩm đã được nêu trên, chỉ có bốn người rõ ràng ý thức được nghiên cứu “tư tưởng Hồ Chí Minh” phải làm gì: Hoàng Tùng,  Song Thành, Ðặïng Xuân Kỳ, và tướng Võ Nguyên Giáp. Bốn người này hiểu rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh” phải được diễn tả như là một hệ thống tư duy. Nhưng họ cũng không làm được việc này một cách mỹ mãn.

Lý do của sự thiếu mỹ mãn trên đây là, như Phạm Ngọc Quang, thuộc Học viện chính trị quốc gia, nêu lên, là: “Khác với một số nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại những công trình lý luận có tính chất chuyên khảo về triết học, kinh tế hay chính trị, văn hoá….”(TCCS, 5/1993)

Hoàng Tùng, thuộc báo Nhân Dân, cũng xác nhận rằng:

“Hồ Chí Minh viết nhiều, dạy nhiều, nhưng Người không để lại cho chúng ta những trước tác có hệ thống hoàn chỉnh trình bày con đường cách mạng của Ðảng và nhân dân ta, mặc dù  chúng ta đã có bộ sách toàn tập những bài viết, bài nói của Người in thành mười tập.”(TCCS, 4/1992)

Nhưng ông này lại đi quá xa khi ông nói rằng:

“Muốn nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải lần theo cuộc hành trình cách mạng của Người, nghiên cứu những bài viết, bài nói của Người và cả những văn kiện của Ðảng và Nhà nước, những trước tác của các đồng chí lãnh đạo khác, học trò và chiến đấu gần gũi của Người”

“Lại phải tham khảo những ý kiến của đồng chí, đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế nói về Hồ Chí Minh.

“Và vừa lần theo các quá trình phát triển của cách mạng, vừa đứng ở thời điểm sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc đã giành được thắng lợi hoàn toàn, lịch sử đã sang trang, mà phân tích và khái quát.” (TCCS,4/1992)

Làm như trên là muốn viết một tác phẩm đại quy mô về cuộc đời, con người và sự nghiệp của ông Hồ. Tất nhiên triết lý của ông ta, nghĩa là quan điểm của ông ta về trời, đất, người, về tạo hoá và con người, về thế giới và quốc gia dân tộc, về kinh tế, xã hội, văn hóa v.v…phải được nói đến, nhưng nó chỉ chiếm một phần trong một công trình như vậỵ

Dù sao, trong bốn người kể trên, chỉ có ông này là đặt vấn đề phương pháp nghiên cứu một cách đứng đắn, tuy rằng ông ta vẫn chưa thực hiện được những gì ông đề xướng. Còn ba người kia, tuy thấy vấn đề, nhưng khi vào thực tế, thay vì trình bày hệ thống tư tưởng của ông Hồ thì lại lệch qua mộât bên, đi lung tung vào chi tiết lẻ tẻ, vì vẫn vướng mắc cái nạn phải nằm trong cái khuôn tư tưởng do Ðảng áp đặt, và cái tật muốn nói thật nhiều để tâng bốc Bác. Ví dụ: trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình, hình thành và phát triển, tướng Võ Nguyên Giáp đã khởi đầu với quan niệm diễn tả “tư tưởng Hồ Chí Minh” dưới hình thức một hệ thống tư duy như đã nói ở trên, nhưng sau đó ông ta lại liên miên đề cao những khía cạnh lẻ tẻ của cuộc đời, chủ trương và hành động của ông Hồ và những sự thần diệu của chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Song Thành và Ðặïng Xuân Kỳ cũng vậy (TCCS, 1/1993 và 9/1994).

Sự kiện nói trên có hai nguyên do: một là, như đã nói ở trên, ông Hồ không có để lại những tác phẩm loại trình bày tư tưởng dưới hình thức một hệ thống tư duy cá biệt và đặc thù của ông, như Mác, Lê-nin, Stalin, Mao-Trạch-Ðông và nhiều lãnh tụ cọng sản khác đã làm. Khi người ta nói đến “tư tưởng Lê-nin” người ta có thể chỉ vào không những các diễn văn, tuyên bố v.v….xác định thái độ, lập trường, chính sách của chính phủ Liên-Xô, mà còn vào không biết bao nhiêu tác phẩm khác trình bày triết lý và hệ thống tư duy lý luận của ông ta về những vấn đề lớn liên quan đến thiên nhiên, con người, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá, v.v….Về Mác và Mao-Trạch-Ðông cũng vậỵ Những tác phẩm của mỗi người này có thể gom thành một tủ sách. Về Stalin thì có phần kém hơn, tuy rằng ông này cũng cố gắng đưa ra nhiều tác phẩm mang tính cách tư duy hơn là hành động, mà các đảng viên trên thế giới phải coi như là những “tài liệu học tập” bắt buộc vì nó trình bày “tư tưởng Stalin”.

Lý do thứ hai là từ ngày ông sáng lập ÐCSVN cho tới khi ông qua đời, ông Hồ không ngớt chỉ thị, khuyến khích, nhắc nhủ các đảng viên ÐCS phải chú tâm học tập các chủ thuyết Mác-Lê-nin, Stalin, Mao-Trạch-Ðông, nhưng không hề đòi hỏi họ phải học tập “tư tưởng của Bác”, hoặc một tác phẩm lý thuyết nào đặc biệt của ông. Như đã nói rõ ở trên, chỉ sau khi ông ta mất rồi, và đến khi rõ ràng là đi theo con đuờng xã hội chủ nghĩa mô hình Liên-Xô một cách mù quáng sẽ gặp đại họa: 1982 — thất bại hoàn toàn của kế hoạch kinh tế ngũ niên 1976-1981 kiểu Liên-Xô, và 1991 — cơ năng sụp đổ hoàn toàn như Liên-Xô và giải thể như  ÐCS Liên-Xô–, nhóm lãnh tụ Ðảng mới nghĩ đến sự quan trọng hoá “tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Lý do thứ ba, và là lý do quan trọng hơn cả, là không có cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh ! Chính ông Hồ là người đã công khai thú nhận điều này với người trong Ðảng cũng như với người ngoại quốc.

Tác giả Pháp Jean Lacouture tường thuật trong tác phẩûm về ông Hồ  rằng khi một người khách ngoại quốc hỏi ông này tại sao ông không viết báo và  sách, “như Mao Trạch Ðông”, ông trả lời rằng Mao đã nói hết rồi, ông còn gì để nói đâu ![9]. Về nội bộ thì theo Nguyễn Minh Cần, cựu Phó chủ tịch Ủûy ban hành chánh Hà-Nội, tại Hội nghị cán bộ Việt Bắc năm 1949, ông Hồ tuyên bố rằng “các vị lãnh tụ thế giới Stalin, Mao Trạch Ðông, thì không thể sai lầm !”, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi, và nói đúng, thì mình còn nói thêm gì nữa, nhứt là đều mình nói có thể saị[10]

Và rõ ràng hơn hết về điểm này là câu chuyện do ông Nguyễn Văn Trấn kể lạị Ông này là một đảng viên kỳ cựu của ÐCSVN, tổ trưởng của tổ Miền Nam tham dự Ðại hội II năm 1951. Ông kể lại chuyện như saụ Khi ông báo cáo với Bác là giữa anh em nói trong nội bộ: “Bộ hết duyên rồi hay sao mà lấy tư tưởng Mao-Trạch-Ðông làm tư tưởng chỉ đạo cho Ðảng ta” (như Bác đang chủ trương) thì Bác nhắm mắt như Stalin khi gặp vấn đề khó nghĩa, vì tìm chữ. Ông Trấn thưa tiếp: “Có đồng chí nói: hay ta viết “tư tưởng Mao-Trạch-Ðông và tư tưởng Hồ Chí Minh” có phải hay không !” thì Bác trả lời:

“Không, tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của tạ Như tôi thường nói:”lạt mềm buộc chặt”, đó là phương pháp cột cái gì đó của tôị Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và về xã hội con người, thì tôi là học trò của Mác Ăng-ghen, Lê-nin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác.” [11]

Ðây là lý do làm cho những người dù quan niệm đúng vấn đề “tư tưởng Hồ Chí Minh” vẫn lúng túng. Ví dụ: tuy tướng Giáp đã ý niệm được rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận, nhưng ông ta vẫn mắc kẹt ở chổ không thoát ra khỏi cái khung Mác-Lê-nin được, hay nói cho đúng hơn, ông ta không gở ông Hồ ra khỏi cái khung Mác-Lê-nin được khi muốn giới thiệu ông Hồ như là một người ái quốc Việt Nam có tư tưởng thuần túy Việt Nam, hay ít nhứt cũng đặc thù, thay vì, về mặt tư tưởng, ông này chỉ là một người học trò giỏi của Lê-nin, không có tư tưởng gì riêng cả.

Tất nhiên trong ÐCSVN cũng phải có người ý thức được điều nàỵ Bằng chứng là, như tướng Võ Nguyên Giáp tiết lộ, khi chuẩn bị đưa Hồ Chí Minh ra trước UNESCO với tư cách là “một nhà đại văn hoá Việt Nam”, nghĩa là một người có tư tưởng lớn, cao siêu thâm thúy, đặc thù và Việt Nam, trong Ðảng “không những không có những băn khoăn: Hồ Chí Minh là một người cọng sản….Ta có nên nói rõ “Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin” và “là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam hay không? Có nên nói Hồ Chí Minh là người yêu nước vĩ đại và là người cọng sản Việt Nam đầu tiên hay không?” [12]

Một bằng chứng khác về sự “băn khoăn” nói trên là, tại Ðại hội VII Ðào Duy Tùng, nhân danh đoàn chủ tịch, báo cáo về thảo luận về vấn đề về nền tảng tư tưởng của Ðảng “chỉ nên nói đó là chủ nghĩa Mác-Lê-nin hay nói chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” (Ðào Duy Tùng nhấn mạnh). Ông ta nói:

“Trong quá trình thảo luận hầu hết đại biểu tán thành nói tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không nói giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và đã thống nhứt hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam.

“Ði vào biểu quyết, có một số ít đại biểu muốn ghi vào Ðiều lệ công thức: “Ðảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh” Trong khi đó có 89,7 % số đại biểu tán thành ghi: “Ðảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[13]

Nguyên do của những sự “băn khoăn” và bất đồng trên đây là, trong ÐCSVN, về mặt căn bản tư tưởng của Ðảng, trong hơn 60 năm chỉ có tư tưởng Mác-Lê-nin, chớ không có không có cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Như đã chứng minh ở trên, chính ông Hồ là người đã công khai nói lên đều nàỵ Cán bộ, lý thuyết gia của Ðảng bị đặt vào cái thế phải  lờ mờ, lúng túng, băn khoăn này vì nhóm lãnh đại của Ðảng muốn biến cái không có thành cái có để làm bức bình phong che đậy ý chí duy trì chế độ chuyên chế Mác-Lê-nin trong khi chủ thuyết làm căn bản cho chế độ này đã bị loại bỏ ở Ðông Âu và Nga, và bị phê phán gay gắt khắp thế giớị Ngay cả ở Việt Nam, trong Ðảng, một số đảng viên có khả năng suy nghĩ và trình diển tư tưởng đã dần dần lên tiếng  chỉ trích mạnh mẽ chủ thuyết này, và số đảng viên thắc mắc về nhu cầu tiếp tục đi theo con đường Mác-Lê-nin chủ nghĩa càng ngày càng gia tăng.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “đường lối Hồ Chí Minh”

Ðỗ Mười nói rằng: “Chủ nghĩa Mác-Lê là cơ sở chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh”.(TCCS, 2/1995) Câu nói này biểu lộ thái độ của các lãnh tụ, và tất nhiên của cán bộ, đảng viên, và lý thuyết gia của ÐCSVN: biết nhưng không muốn, hay không dám, nói rạ Nóù chỉ đúng nếu mấy chữ “cơ sở chủ yếu của”õ được bỏ đi và câu đó sửa lại thành: “Chủ nghĩa Mác-Lê là tư tưởng của Hồ Chí Minh”. Hay thành: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Mác-Lê-nin” thì lại còn đúng hơn nữạ  “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một từ ngữ vô nghĩa vì nó không có nội dung. Nó không chỉ định một hiện thực nào cả. Nó chỉ được tạo một cách dối trá để lường gạt hàng ngũ ÐCSVN và dân chúng Việt Nam và dư luận ngoại quốc.

Tội phạm về sự lường gạt dối trá nói trên không phải là ông Hồ Chí Minh. Như đã nói rõ ở trên, ông này đã thẳng thắn công nhận rằng ông “không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng Mác-Lênin”, và về tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, thế giới và xã hội con người, ông “chỉ là học trò của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin mà thôi”.

Tội phạm là nhóm lãnh tụ hiện tại của ÐCSVN. Họ đã dùng cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin vaø tư tưởng Hồ Chí Minh” (ở đây cần nhấn mạnh chữ “và”) để gây ngộ nhận rằng “chủ nghĩa Mác-Lê-nin” và “tư tưởng Hồ Chí Minh” là hai thực tại riêng biệt, đặc thù, trong khi hai từ ngữ này chỉ chỉ định có một thực tạị Thực tại đó là: chủ thuyết Mác-Lê-nin là căn bản lý luận của những đảng chính trị chủ trương một chế độ lê-ni-nít bôn-sê-vích. “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chỉ là một tấm màn dùng để che đậy ý đồ tiếp tục áp dụng những phương pháp cai trị và thực hiện những mục tiêu mà Lê-nin chủ trương.

Thực ra, tấm màn này chẳng che đậy được gì. Như đã nói ở trên, tại Ðại hội VII, Ðào Duy Tùng đã báo cáo rằng các ủy viên Trung Ương Ðảng đã “nhất trí hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam”. Như vậy nghĩa là những người nắm quyền hành trong ÐCSVN và số phận của dân Việt Nam đã công nhận rằng “tư tưởng Hồ Chí Minh” không phải là nguyên lý cơ bản, một chủ thuyết, mà nó chỉ là một sự vận dụng. Mà ngay cả như thế cũng không đúng vì nó chỉ là sản phẩm của một sự vận dụng — hai cấp dưới nguyên lý. Nó không phải một chủ thuyết riêng biệt, đặc thù do ông Hồ cố ý tạo ra, mà chỉ là một bịa đặt, một sản phẩm do nhóm lãnh tụ hiện tại của ÐCSVN tạo ra một cách hấp tấp trong một hoàn cảnh khẩn trương, một sự lợi dụng uy danh ông Hồ để chuẩn bị một sự liệng bỏ nhãn hiệu “Mác-Lê” mà vẫn giữ nguyên chế độ chuyên chế độc tài Mác-Lê sau này, khi làn sóng đòi đổi thay và chuyển hướng không thể chận được nữạ

Tuy nhiên, khi nói rằng không có “tư tưởng Hồ Chí Minh”, theo nghĩa một hệ thống tư tưởng rộng lớn thâm thúy, ta phải đồng thời công nhận rằng có “đường lối Hồ Chí Minh”, “chủ trương Hồ Chí Minh”, “chính sách Hồ Chí Minh”, “sách lược Hồ Chí Minh”, “tinh thần Hồ Chí Minh” v.v…Tất nhiên những đường lối, chủ trương, v.v…này mang phong cách và văn phong độc đáo của ông. Tất cả đều mang một đặc tính chung có thể gôm trong danh từ “cách mạng”. Nhưng ngay cả ở đây, ta cũng không kéo ông Hồ ra khỏi cái khung Mác-Lê mà ông đã kiên quyết tự đặt mình vào từ lúc ông tiếp xúc với tư tưởng Lê-nin, năm 1920, và  “hoàn toàn tin theo Lê-nin và Ðệ Tam Quốc Tế”.[14]

Biệt tính của ông Hồ là cách mạng. Như ông viết trong tập bài dùng để huấn luyện tốp cọng sản đầu tiên ở Quảng Ðông trong những năm 1925-1926,Ðường Kách Mệnh, “Văn chương và hy vọng sách này  chỉ ở trong hai chữ: CÁCH MỆNH! CÁCH MỆNH! CÁCH MỆNH!”.[15] Nhưng, khác với cách mạng của những nhà ái quốc trước ông, “cách mạng” của ông là cách mạng kiểu Lê-nin.

Ông Hồ nhấn mạnh rằng sự tin theo Lê-nin và Ðệ Tam Quốc Tế của ông là một sự tin theo “hoàn toàn”. Do đó, sự “vận dụng” tư tưởng Lê-nin của ông vào cách mạng ở Việt Nam tất nhiên cũng phải là một sự áp dụng hoàn toàn, triệt để, toàn bộ. Cho nên muốn hiểu con đường cách mạng, chủ trương cách mạng, và tinh thần cách mạng của ông, chúng ta cũng phải biết rõ về chủ thuyết của Lê-nin.

Tài liệu mà chúng ta cần cứu xét để hiểu đường lối chủ trương của ông Hồ và Lê-nin là một số tuyên bố, báo cáo, bài viết cho báo chí, phỏng vấn, được thâu góp thành tập, hoặc toàn tập (Hồ Chí Minh: 10 tập, Lê-nin: 30 tập), hoặc, tiện hơn, tuyển tập (Hồ Chí Minh: 2 tập; Lê-nin: 3 tập). Tất nhiên ta không cần phải đọc hết những tập này, mà chỉ cần cứu xét một số tác phẩm then chốt. Giới hạn của bài này không phép trình bày chi tiết từng bài trong sốû những bài đó mà chỉ nhắc đến chúng trong phần chú dẫn,[16] nhưng nội dung của chúng sẽ được đề cập đến rộng rãi ở đoạn dưới đâỵ Ðể cho bản văn khỏi nặng nề, những gì có tính cách phổ cập sẽ không mang chú dẫn.

Ông Hồ là một người yêu nước. Vì yêu nước ông đi vào con đường cách mạng, và tinh thần cách mạng ông rất caọ Ðều đó không thể phủ nhận. Nhưng ông không phải là người duy nhứt ở trong tình trạng nàỵ Có bao nhiều khác thuộc thế hệ trước ông — các cụ Phan Ðình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, …. –, thuộc thế hệ ông — Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tường Tam ….– hoặc sau ông — thế hệ sau thế giới chiến thứ nhứt — cũng vì lòng yêu nước nồng nhiệt đã tham gia vào cuộc chiến đấu dành độc lập cho xứ sở.

Các cơ quan tuyên truyền của ÐCSVN không ngớt nói rằng năm 1911 ông Hồ đã rời

xứ đi Tây phương “để tìm đường cứu nước”. Thật ra, trong  tự truyện của ông dưới bút hiệu Trần Dân Tiên,[17] ông ta chỉ nói rằng ông đi Tây phưong để xem có học được gì để về “giúp nước” không. Lúc này, cũng như các nhà cách mạng khác, ông không kiêu căng cho rằng mình là người “cứu nước”. Tư cách “cứu nước” này do đồ đệ ông đưa ra sau này để lợi dụng uy danh của ông.

Nhưng ra đi với ý định như thế thì cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác, cũng vì yêu nước, đã kiếm đường xuất ngoại như ông. Cụ Phan Bội Châu và rất

nhiều người thuộc phong trào Ðông du đã làm như vậỵ Và biết bao nhiêu thanh niên trong phong trào Tây du sau này, trong lứa tuổi 20, khi đặt chưn xuống Marseilles , cũng có có ý nghĩ như ông Hồ vậỵ

Ðặc điểm chung về những người Ðông du hoặc Tây du trên đây là mục tiêu của cách mạng của họ chỉ là chống Pháp dành lại độc lập cho Việt Nam. Họ không có tham vọng xoay trời chuyển đất — thay đổi quan hệ lực lượng trên thế giới; lật đỗ chính quyền của nước khác, nhứt là của những đại cường quốc; tiêu diệt một chế độ kinh tế xã hội nào; và họ không hề có dã tâm chủ trương, hay

 

nghĩ đến, việc trấn áp, thanh toán, hàng ngàn, hàng vạn đồng bào, hoặc tước quyền làm người và làm công dân của những người Việt không “tiếp thu” một chủ thuyết chủ trương “cách mạng thế giới” theo kiểu Lê-ni-nít.

Con đường của ông Hồ thì khác hẳn. Ngay từ năm 1920, ông đã dứt khoát, nhứt quyết, và hoàn toàn lựa chọn theo Lê-nin và Ðệ Tam Quốc tế. Ai cũng biết rằng Lê-nin là người đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng 10 (1917), mở đường cho Ðảng Cọng Sản Nga cướp chính quyền, và lập ra Liên bang Xô viết. Nhưng có một điều cần nhấn mạnh ở đâỵ Ðó là mục tiêu lớn của Lê-nin

không phải là cải tạo nước Nga, mà cải tạo thế giới, diệt tiêu chủ nghĩa tư sản trên qui mô toàn cầụ Với một người ký giả hỏi ông về ý định của ông về thể chế sẽ được thiết lập ở Nga, ông ta trả lời rằng ông nhứt quyết thiết lập một quốc gia xã hội chủ nghĩa Nga, nhưng đây không phải là mục tiêu chính của ông. “Mục tiêu chính không phải là NgẳTôi nhổ nước bọt vào nước Nga (I spit on Russia). Ðây chỉ là một giai đoạn trên đường đi đến cách mạng thế giớị…..Tôi sẽ tiêu diệt tất cả…..Tôi sẽ thẳng tay trừng trị tất cả những kẻ chống lại cách-mạng”.[18]

Ðể thực hiện ý đồ cách mạng thế giới, năm 1919, Lê-nin lập ra Ðệ Tam Quốc Tế. Cũng như Ðảng Cọng Sản Nga, Ðệ Tam Quốc Tế này được tổ chức theo mô hình bôn-sê-vích, nghĩa là như một đạo quân cách mạng chuyên nghiệp, tuân theo một kỷ luật sắt, và nằm dưới quyền chỉ huy của một ban Tổng tham mưu thống nhứt có quyền hành tuyệt đốị Thành phần của ÐTQT này là các đảng cọng sản của các nước. Nhưng những đảng này do một Ủûy Ban Chấp Hành Trung Ương điều khiển và phải tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của ủy ban này, như các đơn vị trong một đạo quân tuân lệnh Tổng tư lệnh. Ðặc điểm của tổ chức là ÐTQT phải được coi như là đảng cọng sản thế giớị Trên toàn thế giới chỉ có một đảng cọng sản. Các đảng cọng sản các nước chỉ là chi bộ của đảng này, và lãnh tụ của Ðảng Cọng Sản Nga là lãnh tụ toàn quyền của tổ chức. Ðây là áp dụng nguyên tắc bôn-sê-vích tập trung dân chủ mà Lê-nin buộc tất cả những người theo cọng sản phải chấp nhận.

Trên đây là những tư tưởng và mô thức thực hành mà ông Hồ Chí Minh chấp nhận “hoàn toàn”, áp dụng và truyền bá vào Việt Nam. Từ 1923, lúc còn ở Nga, ông đã hiểu rõ tính chất của chủ thuyết Lê-nin và Ðệ Tam Quốc Tế. Trong một bức thư gởi từ Môskôva cho ÐCS Pháp, ông nhắc họ rằng “Quốc tế của chúng ta” là “một đảng duy nhứt”. Ngay trong những bài giảng cho nhóm đồ đệ đầu tiên của ông ở Quảng Ðông những năm 1925-1926, ông đã nhấn mạnh rằng có nhiều học thuyết cách mạng, nhưng “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”, và “Ðệ tam quốc tế là một đảng cọng sản thế giớị Các đảng các nước như là chi bộ, đều phải nghe theo kế hoạch và quy tắc chung. Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch Ðệ tam quốc tế thì các đảng không được làm”.[19] Trong một bức thư gởi cho Ban Chấp Hành Trung Ương ÐCS Ðông Dương, tháng 4 năm 1931, ông Hồ nhắc các chi bộ Ðảng rằng “Những nghị quyết [của các chi bộ] phải đệ trình lên Trung Ương. Trung ương sẽ chuyển lên Quốc tế thứ bẳ..Có làm như thế…sự liên lạc từ chi bộ đến Quốc tế thứ ba mới thực hiện được. Ðó là ý nguyện của Quốc tế thứ ba”.[20]

Trong chủ thuyết/tư tưởng Lê-nin có ba quan niệm khá đặc biết. Quan niệm thứ nhứt làø quan niệm về chuyên chế và việc xử dụng bạo lực. Lê-nin chủ trương chuyên chế triệt để và xử dụng bạo lực tối đạ Theo ông ta, một trong những mục tiêu của cách mạng là thiết lập một chế độ chuyên chế vô sản, và ông quan niệm rằng chuyên chế vô sản là “xử dụng bạo lực tối đa không chấp nhận một giới hạn nào hết”. Quan niệm thứ hai là quan niệm về tinh thần quốc tế vô sản. Ông đòi hỏi những người muốn theo cọng sản phải từ bỏ hoàn toàn “tinh thần quốc gia”, mà ông gọi là “tinh thần tư sản”. Người có tinh thần này coi việc bảo vệ quốc gia của mình là một nhiệm vụ cao cả. Ðối với Lê-nin, đó là tinh thần quốc gia “hẹp hòi”. Ông đòi người cọng sản phải dứt khoát biểu hiện “tinh thần quốc tế vô sản chân chính”, nghĩa là làm tất cả những gì đem lại thắng lợi cho cuộc cách mạng vô sản, từ chối, và ngay cả chống lại sự tham gia vào sự bảo vệ của quốc gia mình nếu những người cầm quyền thuộc về giới tư sản.

Cuối cùng, một trong những quan niệm quan trọng, và có thể nói là quan trọng nhứt, của Lê-nin liên quan đến vấn đề sách lược. Theo Lê-nin, sự thành công hay thất bại của cách mạng tùy thuộc sự kiện người làm cách mạng có đủ khả năng hay không để áp dụng những biện pháp sách lược uyển chuyển tối đa, trong khi hết sức cứng rắn về phương diện nguyên tắc và chiến lược. Người làm cách mạng phải luôn luôn sẵn sàng thay đổi sách lược để thích ứng với tình hình, kể cả chấp nhận nhân nhượng  khi cần thiết để tránh tổn thất tai hại cho cách mạng. Kẻ nào không biết nhân nhượng không phải là người xứng đáng mang danh cách mạng. Ông ta đã viết một tác phẩm danh tiếng, Cọng sản tả khuynh, một căn bệnh ấu trĩ (Left-wing communism — an infantile disorder), để làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề nàỵ

Những đều nêu trên là cái “bất biến” mà ông Hồ dạy đồ đệ của ông dùng để “ứng vạn biến” và thực hiện mục tiêu của người cọng sản chân chính: cách mạng thế giới theo ý nguyện của Lê-nin và Ðệ Tam Quốc Tế.

Ông Hồ thường nhắc đến “thời cơ” và “đoàn kết”. Từ 1920 đến năm 1945, thời cơ và đoàn kết chưa có nên ý nguyện của Lê-nin và ÐTQT không thực hiện được. Theo chủ thuyết Lê-nin, phải mềm dẻo về sách lược (chiến thuật). Cho nên ông Hồ, với tư cách là đại diện của ÐTQT, thường chỉ thị cho ÐCSÐD một đàng –trong Ðảng — thì phải triệt để bôn-sê-vích hoá, nhưng một đàng — ngoài Ðảng — thì đừng có ồn ào về tính cách cọng sản của Ðảng, phải dùng sách lược uyển chuyển để lôi kéo những phần tử không cọng sản và phân hoá phe địch. Ðường lối của Ðảng là: “chiến lược không thay đổi, còn chiến sách thì tùy theo tình hình…..thay đổi mà sửa đổi luôn”; phải “gây dựng một Ðảng đích thực bôn-sê-vích”; người cọng sản “phải hiểu rõ chiến sách và chiến lược của bộ tham mưu của thế giới cách mệnh là Quốc tế cọng sản”; “chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng….chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu giải phóng…nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung thì quốc tế”.[21]

Tưởng cần nói rõ ở đây là qui chế của ÐTQTø buộc các đảng cọng sản phải đệ trình nghị quyết của mình cho UBCH của tổ chức này duyệt xét trước khi thi hành. Phần khác, ngay từ lúc đến Môskôva (1923) ông Hồ được công nhận là một “Cominternchik” (cán bộ ưu tú hạng nhứt của ÐTQT) và một người nắm rất vững chủ thuyết Lê-nin. Do đó ông được cử làm đại diện của tổ chức này ở Ðông Nam Á. Theo tác giả Liên-Xô ẠReznikov, với tư cách này, ông được UBCH giao cho trách nhiệm duyệt xét các nghị quyết của ÐCSVN. Như thế có thể coi ông như là tác giả đương nhiên của những nghị quyết của ÐCSVN. Phần khác, ÐTQT đã cùng với ÐCS Pháp cho dịch ra những văn kiện căn bản của ÐTQT và tác phẩm của Lê-nin cho ÐCSVN dùng.[22]

Vì những lý do kể trên, từ 1931 đến 1947, và có thể nói đến 1951, ông Hồ đã áp dụng rất đúng chiến thuật kiểu Lê-nin và lèo lái ÐCSVN theo một đường lối “uyển chuyển”, đường lối “Mặt trận thống nhứt” — trong Ðảng gọi là “đường lối Dimitrov”, theo tên chủ tịch UBCH của ÐTQT thời đó –. Ðây là đường lối “mặt trận liên hiệp” được Stalin ấn định để đương đầu với nguy cơ phát xít sau khi Hitler và Mussolini nắm quyền ở Ðức và Ý, và liên minh với Nhựt bổn. Liên hiệp là liên hiệp với các chính phủ tư sản và các đảng phái thành phần tư sản. Ðều này giải thích tại sao Hồ Chí Minh ép ÐCSVN phải theo đường lối tương đối ôn hoà — “đại đoàn kết”, “mặt trận”, “liên hiệp” — đối với những đảng phái và thành phần quốc gia không cọng sản — ngoại trừ đảng viên Tờ-rốt-skít — vì Stalin coi những thành phần này là kẻ thù không đội trời chung –.

Ðảng viên ÐCSVN đuợc chỉ thị tuyệt đối không được nói đến “cọng sản” mà chỉ dùng danh từ “cứu quốc” trong giao thiệp với ngoài Ðảng. Theo Bà Lê Thị Anh, ở Nam Bộ cán bộ cọng sản được lệnh đừng dương cờ cọng sản.[23]Ở Thái Lan cũng vậy, theo ông Hoàng Văn Hoan.[24] Với người Mỹ, ông Hồ và ông Giáp quả quyết với Thiếu Tá Patti, trưởng phái bộ Mỹ ở Hà Nội, rằng họ là “quốc gia trước và đảng viên [Ðảng cọng sản] sau”(“nationalist first, and party members second”).[25] Tháng 11 năm 1945, để “chứng minh” rằng ông và đồng chí của ông không phải là cọng sản, ông ra lệnh “giải tán” ngay cả ÐCSVN. Nhưng, như ông giải thích sau này, năm 1951, đó chỉ là chuyện vậy mà không phải vậy: Ðảng giải tán, nhưng vẫn nắm thực quyền.

Năm 1951, sau khi cọng sản Trung hoa đã thắng phe quốc gia của Tưởng Giới Thạch, quân Trung cọng đến biên giới Việt Nam và viện trợ quy mô cho binh đội của ông, đặt ÐCSVN vào thế chiến thắng chắc chắn, ông Hồ mới công khai dương cờ thực sự của ông lên và tự nhận là cọng sản và đồ đệ của Lê-nin.

Năm 1951 là năm ông Hồ cho ÐCSVN xuất hiện trở lại, tuy rằng vẫn với một nhãn hiệu mang màu hồng nhạt — Ðảng Lao Ðộng Việt Nam –, vì Ðảng vẫn chưa ở thế hoàn toàn làm chủ tình hình, còn cần sự hợp tác của những phần tử quốc gia không cọng sản để đạt mục đích thực của mình.

Dù sao, đây là dịp ông công bố rằng từ ngày Cách mạng tháng 10 thành công và Lê-nin xây dựng QTCS thành một đại gia đình cọng sản, “Ðảng ta là một trong những con út của đại gia đình ấy”, và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8 là cách mạng đó “đã cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giớị..phe dân chủ do Liên-Xô lãnh đạo”. Nhân dịp này ông nói rõ rằng thế nào mới là yêu nước “chân chính”. Ðó làø yêu nước theo quan niệm Lê-nin. Ông giải thích: “yêu nước chân chính” là “một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Tinh thần “quốc tế” đây, theo giải thích được nhắc đi nhắc lại không ngớt của các lãnh tụ ÐCSVN là “quốc tế vô sản”.

Quan trọng hơn cả, ông Hồ hãnh diện tuyên bố rằng “ta có một Ðảng to lớn, mạnh mẽ ….là vì ta có chủ nghĩa Mác-Lê-nin…”. Ðảng đó mang tên Ðảng Lao Ðộng Việt Nam.

“Về lý luận, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin

Về tổ chức, Ðảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung.

Về kỷ luật, Ðảng Lao động theo kỷ luật sắt…

Về luật phát triển, Ðảng Lao động Việt nam dùng lối phê bình và tự phê

bình”.

(Hai điểm chót này là hai điểm quan trọng trong chủ thuyết Lê-nin về tổ chức những đảng bôn-sê-vích.)

Di sản của Hồ Chí Minh

Trên đây là đường lối, lập trường, căn bản mà ông Hồ đã truyền lại cho đồ đệ ông. Những tuyên bố của ông từ đó đến lúc ông qua đời (1969), cũng như những tuyên bố và bài bản của các lãnh tụ và các cơ quan ÐCSVN, chỉ là những bản sao đi chép lại, thêm bớt ít nhiều, sắp xếp khác nhau, của đường lối lập trường nàỵ

Về phương diện áp dụng, trong những giáo huấn của ông Hồ có một số mà những lãnh tụ và các cơ quan tuyên huấn của ÐCSVN nhắc đi nhắc lại không ngừng. Ðó là: 1/ kết hợp độc lập với chủ nghĩa cọng sản; 2/ kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản; 3/ bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa; 4/ tin tưởng rằng chủ nghĩa cọng sản sẽ thắng chủ nghĩa tư bản; 5/ đặt Ðảng lên trên hết.

Về điểm 1 và 2 , đồ đệ ông Hồ nhận thấy ở ông “một chiến sĩ cọng sản vĩ đại”, “tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập với lý tưởng cọng sản chủ nghĩa, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản”, người phát hiện ra sự thật thâm thúy là “độc lập không thể tách rời chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cọng sản”,[26] “hiện thân của chủ nghĩa quốc tế vô sản vô cùng trung thực và trong sáng”, người thiên tài đã thấy nhu cầu “gắn chặt sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam với sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới”,[27] đã “thấy rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, và nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là ủng hộ Liên-Xô”.[28]

Cũng trong chiều hướng đó, Lê-Duẫn nói về ông Hồ như sau: “Là người học trò trung thành của Các Mác và Lê-nin, Hồ Chủ Tịch chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cọng sản quốc tế…..thường dạy chúng ta phải chăm lo bảo vệ đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp to lớn của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối với cách mạng thế giớị”[29]

Về phương diện này, tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng ông Hồ cũng đã xác định rất rõ lập trường căn bản của ông và của đảng mà ông tạo rạ Tại Ðại hội III, năm 1960, nghĩa là đại hội sau khi miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, ông tuyên bố:

“Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình xã hội chủ nghĩa trên thế giớị Nuớc Việt Nam dân chủ cọng hoà là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên-Xô vĩ đạị

Chúng ta có nhiệm vụ giữ vững vị trí tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Ðông Nam Á, ra sức góp phần tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Ðông Nam Á và trên thế giới” [30] (nghĩa là an ninh của Liên-Xô và phe cọng sản)

Tóm tắt: ông Hồ 1/ đã ghép cứng độc lập Việt Nam vào chủ nghĩa cọng sản, và 2/ cột chặt số phận Việt Nam vào Liên-Xô và phong trào cọng sản quốc tế. Như ta sẽ thấy ở đoạn dưới, sự cột chặt này sẽ có những hậu quả lớn lao cho Việt Nam trước cũng như sau 1975.

Về điểm 3, như Phạm Văn Ðồng ghi nhận: một đóng góp của Hồ Chí Minh là “đường lối cách mạng nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không trải qua giai đoạn phát triển tư bản”.[31] Các lãnh tụ ÐCSVN coi đây là một đóng góp rất lớn của ông Hồ vì nó cho nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa khả năng tiến nhanh trên đường phát triển kinh tế để thực hiện chủ nghĩa xã hội và cọng sản. Sau khi chiếm được quyền trên toàn cõi Việt Nam, Lê Duẫn và các đồng chí của ông tin chắc như vậỵ

Trong Báo cáo chính trị tại Ðại hội IV, năm 1976, Lê Duẫn nhấn mạnh rằng  đặc điểm lớn nhất nói lên thực chất của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “nước ta vẫn đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.[32] Khẩu hiệu được tung ra lúc đó là  “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”.

Ông Hồ đã kể (trong Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện…) rằng, năm 1920, ông đã khóc lên khi được đọc “Luận cường về vấn đề quốc gia và thuộc địa” của Lê-nin vì ông nghĩ rằng ông đã tìm ra con đường cứu nước. Trước đó ông đứng trước một vấn đề nan giải: theo qui luật phát triển xã hội của Mác, con đường đi từ chế độ phong kiến đến chế độ xã hội phải qua chế độ tư bản trước, vậy lấy ai để làm cách mạng, và làm sao thực hiện chủ nghĩa cọng sản được trong tình trạng một nước Việt Nam còn phong kiến, chậm tiến, chưa có cơ sở kỷ nghệ gì cả ? Lê-nin đã trấn an ông với luận điểm rằng một nước chậm tiến theo cọng sản có thể đi thẳng lên chủ nghĩa cọng sản không cần qua giai đoạn tư bản vì có sự giúp đỡ của các nước cọng sản khác đã phát triển.

Luận điểm trên đây, tuy hay, nhưng không có gì bảo đảm là nó sẽ được thực tại lịch sử xác nhận. Tuy vậy, ông Hồ vẫn tin chắc vào thiên tài của Lê-nin, và năm 1960, ông phán quyết rằng, về kinh tế, “Miền bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hộị Mà đặïc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[33]

Về điểm 4, vì tin  mãnh liệt rằng Lê-nin là một “nhà chiến lược vĩ đại”, còn vĩ đại hơn Stalin và Mao, không thể lầm được, ông ta tất nhiên chấp nhận không chút thắc mắc thuyết về chiến tranh không thể tránh được của ông nàỵ Ngay từ ngày ông khai sinh ra ÐCSVN, năm 1930, ông đã nói lên sự phân chia của thế giới chia thành hai phe, và sự xung đột không thể tránh được của hai phe đó. Trong xự xung đột này, phe thắng tất nhiên sẽ là phe cọng sản. Năm 1951, tại Ðại hội II, phân tách tình hình, ông tỏ ra rất lạc quan. Ông cho rằng nửa thế kỷ 1900-1950 có rất nhiều việc “rất quan trọng”, như Cách mạng tháng 10 Nga đã thành công và quân đội Liên-Xô chiến thắng năm 1945, và nhờ đó một nửa loài người đã tiến vào “dân chủ mới”, “song chúng ta có thể đoán rằng…nửa thế kỷ sau này sẽ có những biến đổi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”. [34] Tại Ðại hội III, năm 1960, ông lại càng tỏ vẻ tin tưởng mạnh hơn nữạ Ông nói:

“Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã thành một hệ thống thế giới hùng mạnh, vững chắc như lũy thép thành đồng….Rõ ràng là lực lượng…xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã mạnh hơn hẳn phe đế quốc…Chủ nghĩa xã hội cuối cùng nhất định sẽ toàn thắng khắp thế giớị”[35]

Ông Hồ qua đời năm 1969. Nếu ông còn sống năm 1975, chắc tin tưởng của ông còn mạnh hơn nữạ Nhưng các đồ đệ của ông đã thay ông làm việc đó. Báo cáo chính trị của Lê Duẫn, và những diễn văn của ông ta và của những lãnh tụ khác của ÐCSVN trong suốt thời gian 1975 đến 1991 đều nói lên sự thắng lợi chắc chắn của phe cọng sản và chủ nghĩa cọng sản. Ở đây chỉ đưa ra hai thí dụ để làm sáng tỏ điểm nàỵ Trong Báo cáo chính trị Ðại hội IV, đại hội chiến thắng (tháng 12 năm 1976) Lê Duẫn tuyên bố:

“Dưới sự lãnh đạo thiên tài của Lê-nin, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi là bước nhảy vọt vĩ đại đầu tiên mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giớị…Ưu thế ấy cứ theo thời gian mà tăng lên một cách chắn chắn, không gì ngăn cản được….Cuộc sống hàng ngày chứng tỏ sức mạnh của chủ nghĩa xã hội là vô địch và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ngày càng phát huy tác dụng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người.” …..Tình hình cách mạng thế giới ngày nay thuận lợi hơn bao giờ hết, và đang đứng trước những triển vọng vô cùng tốt đẹp”[36] (Lê Duẫn nhấn mạnh)

Mười năm sau, sự lạc quan của nhóm lãnh đại ÐCSVN vẫn không bờ bến. Báo cáo chính trị Ðại hội VI (tháng 12 năm 1986), do Trường Chinh đọc, nói:

“Các lực lượng cách mạng trên thế giới đang không ngừng mạnh lên và rõ ràng ở thế chủ động, tiến công. Lực lượng mọi mặt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên-Xô làm cột trụ, ngày càng được tăng cường….Hệ thống xả hội chủ nghĩa tiến vào giai đoạn phát triển mới với chất lượng mớị Những thành tựu của cộng đồng xã hội chủ nghĩẳ..là nhân tố quyết định trong sự tranh đua giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập trên thế giớị”[37]

Sự tin tưởng vào Liên-Xô này kéo dài cho đến khi Liên-Xô giải thể. Ngay 6 tháng trước đó, tại Ðại hội VII (tháng 6 náùm 1991) các lãnh tụ của ÐCSVN còn tin chắc vào “lòng tin cậy và sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên-Xô” và tuyên bố rằng “trước sau như một sẽ tăng cường đoàn kết hợp tác với Liên-Xô”.[38]

Cuối cùng, về điểm 5, tưởng cần nhắc ở đây rằng một trong những điểm quan trọng nhứt trong chủ thuyết Lê-nin là muốn cách mạng chắc chắn thành công phải có một công cụ hữu hiệụ Ðó là một đảng cách mạng mà những đảng viên là những người cách mạng chuyên nghiệp và tuyệt đối trung thành với đảng. Là một người cho rằng chủ nghĩa bôn-sê-vích là “một vũ khí tuyệt diệu”,[39] ông Hồ tất nhiên phải dạy đảng viên đặt Ðảng vào ưu tư hàng đầu của họ. Vì vậy, khi đề cập đến đạo đức cách mạng, ông huấn thị họ rằng: “tiêu chuẩn số một của ngưòøi cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Ðảng, cho cách mạng…..Ðạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Ðảng lên trên hết”.[40]

Trong nhãn quan ông Hồ và các đồ đệ của ông, Ðảng chiếm phần quan trọng hơn nước và dân. Các văn kiện của Ðảng thường sắp ba thực thể này theo thứ tự: 1/Ðảng, 2/ Nhà nước (Chính phủ), 3/ Dân. Trong một thông điệp gởi cho quân đội, ông Hồ nói họ phải “trung với Ðảng, hiếu với dân”.[41]Về Nước thì không thấy thông điệp này đề cập đến.

Trong văn hoá Á đông khái niệm “trung” thường đi đối với “vua”, là tượng trưng cho nước, “dân” đuợc coi là quan trọng hơn “nước, và “nuớc” quan trọng hơn “vua” (“dân ví qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”). Ghép “trung” vào “đảng” hàm ý coi “đảng” là “vua”. Tất nhiên, trong Ðảng cũng phải có người thấy rằng  như vậy là ngang trái nên, trong phần lớn bài bản, thứ tự được sửa lại là “trung với nước, hiếu với dân”. Nhưng trong một số tài liệu chính thức quan trọng hạng nhứt của Ðảng, sự sắt xếp Ðảng-Dân vẫn giữ nguyên. Trong tác phẩm Chủ Tịch Hồ Chí Minh do Ban Nghiên cứu lịch sử của Ðảng trực thuộc Trung Ương Ðảng soạn thảo, phần giới thiệu nói rằng: “Ðức độ cao qúy của Hồ Chủ tịch là trung với Ðảng, hiếu với dân…..”[42]Tác phẩm này xuất bản năm 1970. Nhưng tác phẩm do Quân đội nhân dân biên soạn nói trên, tuy xuấùt bản năm 1979, cũng nói như vậỵ Và tác phẩmHồ Chí Minh Tuyển Tập do Nhà Xuất bản Sự Thật xuất bản năm 1980 vẫn còn nói “Hồ Chủ Tịch chỉ rõ, đạo đức cách mạng là….“trung với Ðảng, hiếu với dân…” [43] Ðều này cho thấy rõ những cấp lãnh đạo của ÐCSVN thực sự nghĩ như vậỵ

Vì những lẽ nêu trên, ta không lạ gì khi thấy các lãnh tụ của Ðảng, như ông Phạm Văn Ðồng, đồng hoá yêu nước với yêu xã hội chủ nghĩa, hay, đi xa hơn nữa, như ông Lê Duẫn, đồng hóa dân tộc với xã hội chủ nghĩạ Trong một bài nói chuyện về “Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa yêu nước” năm 1958, ông Ðồng nói: “Ở miền Bắc, yêu nước là tiếp thu chủ nghĩa xã hội” [44] Báo cáo chính trị Ðại hội IV, do Lê Duẫn đọc, ghi rằng: “Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một” [45] Nhưng Trung Ương ÐCSVN còn đi xa hơn một bước nữa và đồng hoá Tổ quốc với xã hội chủ nghĩạ Nghị quyết Ðại hội IV tuyên bố: “Ngày nay, nước nhà đã hoàn toàn độc lập thì Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa là một”. [46]

Quan niệm dân tộc và xã hội chủ nghĩa là một,  và ngay cả Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa cũng là một, kết hợp với quan niệm bôn-sê-vích dân chủ tập trung, đưa đến quan niệm Ðảng là tất cả và Ðảng là trên hết là chuyện dĩ nhiên, vì Ðảng là hiện thân của chủ nghiã xã hộị “Ðảng vi qúy, xã tắc thứ chi”.  Ðều này đã được ghi vào điều 4 của Hiến pháp 1982. Như vậy bảo đảm được sự phục tùng tuyệt đối của dân chúng đối với Ðảng, nghĩa là với nhóm cầm quyền của Ðảng tự coi là vuạ Theo nguyên tắc dân chủ tập trung, các đảng viên còn phải phục tùng một cách tuyệt đối hơn nữạ Sự kiện này, kèm với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” và nguyên tắc “nhất  trí” trong Ðảng, là nguyên do chính chận đứng hết các sáng kiến mới, lạ, dù những sáng kiến này có hay, đúng và có lợi cho xứ sở đến mức nào nếu nó đi ngược quan điểm và quyền lợi của nhóm năm thực quyền. Tóm tắt, với chủ trương đặt Ðảng lên trên hết, ông Hồ đẩy ÐCSVN vào một thế kẹt tuyệt đối, không thể đi một con đường nào mới hết, và nước và dân Việt Nam cũng bị kẹt theo luôn.

 

V – Tạm kết

Ðối với sử gia, phê phán một nhân vật chính trị là một đều rất khó, rất tế nhị. Nó đòi hỏi một sự dè dặt tối đạ Ðối với một nhân vật chưa thuộc hẳn về lịch  sử vì chỉ khuất thế không được bao lâu, phê phán chỉ có thể có tính cách sơ bộ, tạm thời, vì thiếu dữ kiện đầy đủ và đáng tin.

Trong trường hợp một đối tượng như ông Hồ, có hai lý do chính khiến cho sử gia phải dè dặt hơn thường lệ. Một là tuyên truyền quy mô của cọng sản và giới thiên tả Việt Nam và quốc tế trong 40-50 năm qua đã tạo ra những huyền thoại ăn sâu trong dư luận, rất khó tranh cãị Hai là trong một chế độ mà kỷ thuật che dấu đạt mức tối hảo, những dữ kiện về lãnh tụ của chế độ được giữ rất kín. Người ngoài Ðảng chỉ biết được những gì Ðảng muốn.

Tuy nhiên, với thời gian, dần dần sự thực cũng ra ánh sáng, và chân dung của các lãnh tụ cọng sản lộ ra càng ngày càng rõ. Ví du:ï Stalin được thần thánh hoá trong khi ông còn sống, nhưng chỉ 4 năm sau khi ông qua đời (1953), Khrushchev, người kế vị ông ta, đưa ra ánh sáng những chuyện kinh khủng mà ông đã làm, gây kinh ngạc trên thế giớị Gần đây, những bê bối của Mao Trạch Ðông, thần tượng của hàng chục triệu người cọng sản và chủ trương cách mạng thế giới, bị Bác sĩ Li Zhisui, y sĩ tư của ông lúc ông còn là một thánh sống, đem phơi bày trong một tác phẩm làm chấn động thế giới,The Private Life of Chairman Mao (Cuộc đời tư của Chủ tịch Mao),[47] nhứt là sau khi tác phẩm này được BBC dùng làm chất liệu cho một cuốn phim về Maọ Ðây cũng là trường hợp của một lãnh tụ cọng sản khác, ông thánh lớn nhứt của phong trào cọng sản, Lê-nin. Sau khi Liên-Xô sụp đổ  hồ sơ mật của cọng sản được mở cho sử gia xem, và Tướng Dmitri Volkogonov, giám đốc của Viện Sử học quân sự Nga, đã cứu xét những tài liệu về Lê-nin được giữ kín, và viết một tác phẩm về Lê-nin, Lenin, A New Biography (Lê-nin, một tiểu sử mới),[48] phơi bày tính cách ác quỷ của ông thiên thần Liên-Xô này lúc ông còn sống.

Về ông Hồ Chí Minh ta có thể tin chắc rằng không chóng thì chầy cũng sẽ có những sự tiết lộ như vậỵ Trong mấy chục năm qua, chính sách của Ðảng là thần thánh hoá ông Hồ, tạo ra hình ảnh “Bác” là một người hoàn toàn, không thể chê bai chỉ trích được. Ðụng đến “Bác” là một đều tối cấm kỵ. Ðều này, trong và ngoài Ðảng, ai cũng biết. Không ai muốn chuộc hoạ vào thân cả, nhứt là tình hình quốc nội cũng như quốc tế có vẻ chứng minh rằng những gì “Bác” đề xướng, chủ trương, giáo huấn đều đúng. Ở trong xứ thì Mỹ đang thua, ở trên thế giới thì liên minh Nga-Hoa có vẽ vững chắc, Liên-Xô hết sức hùng mạnh và đang đà vươn lên. Do đó, không ai nghi ngờ hay thắc mắc về những tính từ hoa mỹ được dùng  để thần thánh hoá “Bác”.

Một phần không nhỏ những tính từ này xuất phát từ chính ngòi bút của ông Hồ. Là một đại chuyên gia về tuyên truyền, ông đã tự tạo ra huyền thoại về ông. Thủ đoạn của ông rất tinh vị Trong những năm 1945-1948, chẳng ai biết gì về ông Hồ, vì trước đó ông ta đích thân áp dụng nguyên tắc mà ông dạy đồ đệ ông ta rất kỹ lúc huấn luyện họ ở Trung quốc: không cho ai biết gì về mình cả. Trong mấy năm liền, ký giả và học giả, nhứt là ngoại quốc, như bị giam đóị Ðến lúc quyển tiểu sử đầu tiên về ông Hồ, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, mang tên tác giả Trần Dân Tiên, xuất hiện năùm 1948, mọi người đều vồ lấy nó như vồ một khúc bánh mì qúy báụ Ðến năm 1950, một quyển nữa, mỏng hơn, Vừa đi đường vừa kể chuyện, mà tác giả là T.Lan, xuất hiện. Không ai biết tác giả thật của hai tiểu sử ông Hồ đó chính là ông ta !

Năm 1985, một tác giả cọng sản, Hà Minh Ðức, có lẽ với mục tiêu  chuẩn bị việc ÐCSVN vận động UNESCO tuyên dương ông Hồ là một đại văn hào,  xuất bản một tác phẩm đề cao tài năng của ông ta về phương diện văn chương. Tác phẩm này, Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh[49] tiết lộ rằng tác giả của hai tiểu sử của ông Hồ nói trên chính là ông Hồ. Tác phẩm này được Nguyễn Khánh Toàn, một cán bộ cao cấp ÐCSVN biết rõ ông Hồ từ thời ông ở Môskôva, đề tựạ Phần khác, tiết lộ của Hà Minh Ðức không hề bị lãnh đạo ÐCSVN cải chính. Những sự kiện này xác nhận những xì xồ ở Hà Nội rằng [hai quyển đó] “của ”Bác” đấy” là có căn cứ vững chắc.

Biết đích xác rằng ông Hồ là tác giả thực sự của hai quyển tiểu sử về ông là một đều rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu một phần lớn tại sao có huyền thoại về một Hồ Chí Minh yêu nước, cách mạng, thiên tài, toàn vẹn, và có biết bao nhiêu tài nhiều đức khác, mà mọi người được nghe hằng ngày trong suốt mấy chục năm trời, và ngày nay vẫn còn nghẹ

Những mỹ từ đó chính ông Hồ đã viết ra tự tay ông trong hai quyển tiểu sử nói trên. Nếu ta ghi lại tất cả những mỹ từ tâng bốc đó thì nó chiếm toàn bộ 4 (bốn) trương giấùy đánh máỵ Sau đây là một số mà ta thường nghe/đọc, trích từ Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch:

“không muốn nói đến thân thế của mình…” (tr.5); “người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết”; “một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc”; “ông Nguyễn suốt ngày nghĩ đến Tổ quốc, và suốt đêm mơ đến Tổ quốc” (tr.45); “một vị Chủ tịch khác thường” (tr.108); “người con yêu qúy nhất của dân tộc Việt Nam” (tr.108); “giản dị, thân mật, như một người cha yêu dấu đối với đám con” (tr.110); “luôn luôn là người cách mạng trong sạch, hăng hái” (tr. 126); “nhân dân Việt Nam muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ tịch” (tr. 134); “nhiều nhà báo và nhiều người bạn ngoại quốc rất lấùy làm ngạc nhiên trước lòng kính yêu của nhân dân Việt Nam đối với Cha già của dân tộc” (tr.134); “Chủ tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, đến dân tộc” (tr.136); “mọi người kính mến Hồ Chủ tịch, nhất là thanh niên và nhi đồng” (tr.137); “nhâ dân gọi Chủ tịch là Cha già của dân tộc vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam” (tr.138).” (tr.138); “Hồ Chủ tịch thì ít muốn nói về mình” (tr.138).

Xin nhắc lại, và nhấn mạnh ở đây là tất cả những lời lẽ tâng bốc ông Hồ trên đây đều tự tay ông viết rạ Nhưng đều này, trong mấy chục năm, không ai biết, và vì thế huyền thoại về ông được tạo ra dễ dàng.

Như đã nói ở trên, qua thời gian, rồi cũng có những tiết lộ về ông Hồ xuất phát từ những người trong ÐCSVN, hay giới thân cận của ông, cũng như trong trường hợp của những thần tượng cọng sản Lê-nin, Stalin, và Maọ Thật ra, thì thủ đoạn tự tâng bốc mình của ông Hồ rồi sẽ làm hại cho ông nhiều, vì con người có khía cạnh tốt có khía cạnh không tốt. Khi người ta đã quen chỉ nghe/đọc toàn những gì tốt tột bực về một lãnh tụ thì khi được nghe những đều không tốt, những đều này lại tự nó phồng lên, như trong trường hợp mấy lãnh tụ nêu trên. Người ta sẽ quên rằng ông Hồ, cũng như tất cả mọi người khác, không những chỉ có nhược điểm, mà cũng có ưu điểm, và sẽ phê phán ông gắt gao, khi những nhược điểm của ông bị đưa ra ánh sáng.

Có thể nói rằng, với sự sụp đổ của Ðông Âu và Liên-Xô, sự hạ bệ của mấy thần tượng Cách mạng tháng 10, sự từ bỏ chủ thuyết Mác-Lê và giải thể của Ðảng cọng sản và quốc gia Liên-Xô, thời điểm này đã bắt đầụ Những biến cố này đã gây dao động trong hàng ngũ ÐCSVN, ngay cả trong lớp cao cấp, và đối với ông Hồ cũng bắt đầu có nghi vấn. Như Lê Văn Yến, thuộc Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, ghi nhận:“trước sự sụp đổ của Liên-Xô và Ðông Âu cũng đã xuất hiện những luận điệu chống Hồ Chí Minh”. (TCCS, 11/1993)

Thật ra thì, trong tình trạng đã động đến ông Hồ là một đều tối cấm kỵ, những chống đối ông ta chỉ có thể làm một cách gián tiếp, dùng chủ thuyết Mác-Lê-nin làm đối tượng. Vì ông Hồ là người đã đưa chủ thuyết này vào Việt Nam, sáng lập ra ÐCSVN, chiêu mộ đảng viên, huấn luyện và lãnh đạo họ, nên, trong thực tế, chỉ trích chống đối chủ thuyết này là chỉ tích chống đối ông tạ

Quan niệm như trên thì những chống đối ông Hồ công khai bắt đầu năm 1989 với chỉ trích nặng nề của Dương Thu Hương đối với chủ nghĩa xã hộị Kế đó, Phan Ðình Diệu cũng phát biểu tương tự trong một văn kiện gây tiếng vang lớn, “Kiến nghị về một chương trình cấp bách” (1991). Từ đó, số người công khai phát biểu như vậy  càng ngày càng nhiều, và phát biểu của họ càng táo bạo hơn. Thật ra thì quan điểm này đã được Hà Sĩ Phu đưa ra từ năm 1988 trong bài “Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, nhưng bài này đã bị lãnh đạo ÐCSVN ém nhẹm, và chỉ được công chúng biết đến vào năm 1993, khi nó được chuyển lậu ra khỏi xứ và được các báo Việt Nam ở ngoại quốc đăng tảị Sau đó, Hà Sĩ Phu chỉ trích chủ thuyết Mác-Lê rất gay gắt, nhưng rất sâu sắc và chính xác, trong hai tác phẩm cực kỳ quan trọng, là: Ðôi đều suy nghĩ của một công dân (1993), vàChia tay ý thức hệ (1995). Một số cán bộ khác cũng lên tiếng chỉ trích nặng nề chế độ hiện tại và kêu gọi Ðảng chuyển hướng, bỏ con đường Mác-Lê. Trong những người này có những nhân vật danh tiếng trong giới cọng sản, như các ông Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Trần Ðộ. Nhưng bỏ con đường Mác-Lê là bỏ “con đường mà Bác đã lựa chọn”, là nói rằng Bác đã đi lầm đường và dẫn ÐCSVN và dân Việt Nam đi lầm đường!

Người đã phạm việc “cấm kỵ ghê gớm nhất hiện nay ở Việt Nam”, giám công khai phế phán đích danh “Bác Hồ”, là Lữ Phương. Ông này là người đầu tiên dám làm việc động trời đó trên lãnh thổ của nước Việt Nam cọng sản đang dưới sự trị vì của một nhóm lãnh đạo đã công bố nhiều lần quyết tâm tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê trong sáng.

Vì chủ đề ở đây không phải là phong trào kháng đối cọng sản tại Việt Nam, nên ta chỉ cần nêu lên điểm bao quát nhứt trong sự chỉ trích ông Hồ của Lữ Phương trong một bài phân tích có thể nói là chứa chất nổ: “Ðàm thoại về chủ nghĩa xã hội mácxít”. Ông ta nói:

“Trước khi nói đến cái “trung thành” [đối với cái gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học], thiết tưởng phải tìm hiểu xem cụ Hồ chọn lựa như thế nàỗ.người ta được biết khi chọn lựa chủ nghĩa xã hội, cụ chẳng hiểu bao nhiêu về nó: cụ chẳng hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp, là bóc lột, là chiến lược, sách lược và bao nhiêu khái niệm khác nữẳLà người cách mạng….cụ Hồ cứ thế mà đi tới — có lẽ chẳng bao giờ có thể ngờ về tính quá đơn giản trong sự lựa chọn của mình….cụ không thể nào lường được rằng khi làm như vậy cụ đã cột chặt số phận dân tộc vào một tổ chức quốc tế, một ý thức hệ không thể giải phóng được con ngườị Sự bất lực trong phát triển kinh tế, sự trấn áp cực kỳ ác liệt về chính trị và văn hoá mà mô hình xã hội chủ nghĩa xã hội nhân danh Mác, nhân danh cuộc cách mạng vô sản mang đến cho dân tộc Việt Nam suốt bao nhiêu năm là đều quá rõ ràng: độc lập đã có, nhưng tự dohạnh phúc thì không — đó là đều mà bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng có thể chứng minh được…việc đem ra thực hiện một cách toàn diện cái mô hình chủ nghĩa xã hội phi thị trường và chuyên chính vô sản, trong suốt một thời gian đằng đẵng làm cho dân tộc cất đầu dậy không nổi trước sự đổi thay của thế giớị Chẳng lẽ cụ là người sinh ra đảng, người lập ra nước mà không dính dáng, không trách nhiệm gì trước những chuyện tầy đình đó hay saỏ”[50]

Vấn đề trách nhiệm của ông Hồ, giá trị của “tư tưởng” và sự đúng sai của “đường lối” của ông, không sớm thì muộn, sẽ được đặt ra một cách quy mô và sôi nổi hơn, không những trong công chúng, mà ngay cả trong hàng ngũ của ÐCSVN. Trong những năm gần đây, đã có sự tranh luận sôi nổi trong Ðảng về vấn đề có nên duy trì hay không đường lối hiện nay của Ðảng, nghĩa là đường lối “mà Bác Hồ đã lựa chọn”.  Bằng chứng về sự kiện này đầy dẫỵ Không những cán bộ ở cấp trung, mà ngay cả ở cấp lãnh đạo, cũng có những sự “băn khoăn” và “trăn trở”.

Về cán bộ cấp trung, ta chỉ dẫn hai thí dụ. Một là Nguyễn Kiến Giang. Tuy xuất thân từ một gia đình đã hai đời cọng sản, có hơn 40 tuổi đảng và tự nhận là một đảng viên trung kiên, nhưng ông đã lên tiếng nói rằng chủ nghĩa xã hội hằng gọi là khoa học chỉ là một không tưởng, và chính chế độ tư bản, chớ không phải chế độ xã hội chủ nghĩa mới đem lại công bằng xã hội cho giới lao động được.[51] Hai là Hà Nghiệp, nguyên bí thư của Trường Chinh, nay là trợ lý của Ðỗ Mườị Trong một báo cáo tại Viện Mác-Lê-nin, năm 1992, ông ta nói:

“Chúng ta thiết kế xã hội theo cách vẽ ngựa rồi mới đi tìm ngựẳ.Ðến nay, chúng ta chưa rõ mình là aị…chúng ta là ai, chưa thật rõ….Lâu nay chúng ta kiên định chủ nghĩa xã hội, nhưng chủ nghĩa xã hội là gì thì chúng ta chưa rõ. Cái xã hội chủ nghĩa thực tế đã thực hiện mấy chục năm nay ở Liên-Xô và các nước Ðông Âu thì đã tan rã. Nếu nói nước ta đi theo kiểu ấy thì dân sợ….Tôi đề nghị nên nói:“Chúng ta kiên trì mục tiêu và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội” chứ không nên nói kiên trì xã hội chủ nghĩa vì cái đó ta chưa biết…….nên khẳng định kiên trì tư tưởng Hồ Chí Minh, không nói Mác-Lê-nin.”[52]

Hà Nghiệp đã chỉ trích chế độ cọng sản Việt Nam hiện tại một cách rất khéo léo, và cố ý biện giải cho ông Hồ, nhưng trong thực tế, những gì ông ta chỉ trích và chủ trương bỏ đi lại là những gì mà, trong suốt mấy chục năm trời, chính ông Hồ đã đòi hỏi đảng viên phải trung thành tuyệt đốị

Ở một cấp cao hơn, ban chủ nhiệm Tạp Chí Cọng Sản, trong một bài xã luận, năm 1992, nói thẳng rằng:

“Những năm đầu thành lập Ðảng, do chịu ảnh hưởng đường lối “tả”û khuynh của Quốc tế cọng sản cho nên có lúc chúng ta quá nhấn mạnh tới yếu tố giai cấp, xem nhẹ yếu tố dân tộc….gạt bỏ mọi nhân tố dân tộc và yêu nước trong các giai cấp và tầng lớp xã hội khác….Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi Ðảng ta chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất…..do áp dụng kinh nghiệm nước ngoài [Trung Cọng] một cách giáo điều, máy móc, nên ta đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng…..” [53]

Vì vô tình hay cố ý, tác giả không nói rõ rằng người ra lệnh phải theo Ðệ Tam Quốc tế, và áp dụng kinh nghiệm của ÐCS Trung Quốc là ông Hồ !

Ở cấp cao nhứt của Ðảng, trước Quốc hội, năm 1991, ông Ðỗ Mười đã nêu vấn đề:“Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, một câu hỏi lớn đặt ra trước Ðảng, toàn dân ta, trở thành nổi băn khoăn trăn trở của nhiều ngườị Ðó là đất nước ta phải đi theo con đường nàỗ..”[54]. Trước Ðại hội VII (1991), ông Nguyễn Văn Linh công khai ghi nhận rằng vì cuộc khủng khoảng của các nước xã hội chủ nghĩa, “ngay trong hàng ngũ những người cọng sản cũng có hiện tượng dao động về lập trường, những khuynh hướng phủ định các thành tựu, từ đó phủ định con đường xã hội chủ nghĩa” [55]

Ðối với một đảng viên ÐCSVN đặt câu hỏi “phải đi theo con đường nàỏ” và phủ định con đường xã hội chủ nghĩa là đương nhiên hàm ý đòi từ bỏ “con đường mà Bác đã lựa chọn”.

Như đã thấy ở phần IV, ông Hồ đã để lại một di sản gồm 5 điểm lớn. Thực tại đã chứng minh là về điểm nào ông ta cũng saị Cũng như tất cả mọi người, một lúc nào đó, ông phải trực diện với thời gian và chịu sự phê phán về những sai lầm nàỵ Sự phê phán này sẽ nặng nề đối với ông vì đồ đệ của ông, và ngay cả ông nữa, đã phong thần phong thánh ông, cho ông là thiên tài, không thể sai được, cũng như ông đã tin rằng Lê-nin, Stalin, và Mao không thể sai được.

Xét một cách khách quan và rộng rãi, ông Hồ chỉ là một người như mọi người khác, có thể sai lầm. Nhưng, như các sử gia thường nói: “càng là nhân vật vĩ đại thì sai lầm càng vĩ đại”. Người ta đã “vĩ đại” hoá ông Hồ, và như vậy, những sai lầm của ông cũng sẽ bị vĩ đại hoá. Có lẽ vì thế mà ông Phạm Văn Ðồng, sau bao nhiêu năm đóng góp vào sự vĩ đại hoá ông Hồ, sau khi thấy các thần tượng cọng sản Ðông Âu và Liên-Xô bị hạ bệ, đã thấy nguy cơ đóù nên đã đưa ra một quan điểm chính xác hơn, có thể chấp nhận hơn, là: “Hồ Chí Minh trước hết là một con người, và cuối cùng cũng chỉ là một con ngườị Nói Hồ Chí Minh là một ông Thánh là một cách hiểu phi hiện thực và phi khoa học”.[56] Nếu tất cả mọi người đều nghĩ như vậy, nhứt là trong ÐCSVN, thì may cho ông Hồ lắm !

Riêng về “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì chính cán bộ cao cấp của ÐCSVN cũng phải lo lắng là nó không có tương laị Song Thành, viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, đã rất lo ngại cho tương lai “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ông viết trong Tạp Chí Cọng Sản,  cơ quan chỉ đạo tư tưởng của ÐCSVN:

“Ngoài xã hội, điều dễ nhận thấy là ở lứa tuổi thanh niên thiếu niên trưởng thành từ năm 1975, tri thức và tình cảm về Bác Hồ thua kém rất xa so với các thế hệ cha anh. Nếu tình hình này tiếp tục, thì chắc chắn rằng ước muốn làm co tư tưởng Hồ Chí Minh cũng trở thành kim chỉ nam cho hành động, giữ vị trí chỉ đạo trong xã hội ta, chỉ là ước muốn.”[57]

Cũng như Song Thành, ông Phạm Văn Ðồng ghi nhận: “Trừ một vài trường hợp đặc biệt, còn thì tuổi trẻ không thích vào Ðảng, đồng thời thanh niên cũng không hào hứng vào Ðoàn….” “Ðoàn” ở đâây là Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Tại saỏ Vì, ông Ðồng đáp:“ Ðảng ta, Nhà nước ta và Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chưa chú ý đầy đủ đến tuổi trẻ…..”[58]

Hiện tượng nêu trên không đáng làm cho ta ngạc nhiên. Như đã trình bày ở đoạn trên, chính ông Hồ đã nói là ông không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng Mác-Lê-nin.  “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một sản phẩm giả tạo, do nhóm nắm quyền hiện tại của ÐCSVN tạo ra để tiếp tục trị vì theo kiểu bôn-sê-vích. Họ không thể biến một cái gì không có thành cái có được. Bản chất của “tư tưởng Hồ Chí Minh” là một cái bánh vẽ của nhóm cầm quyền ÐCSVN hiện tại, thì trong tương lai nó vẫn là một cái bánh vẽ. Do đó, sự kiện tưổi trẻ và thanh niên, là những giới thích thiết thực và nhìn về tương lai, không thiết tha gì về Ðảng và Bác không có gì lạ. Nhưng nếu giới trẻ, là giới sẽ tiếp tục mang đưốc “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thờ ơ với Bác thì “tư tưởng Hồ Chí Minh” sẽ cùng một số phận của mẫu hình Mác-Lê-nin của nó.

Ngày nay, tính chất không tưởng, bất khả thi, của chủ nghĩa Mác-Lê-nin càng ngày càng rõ rệt. Ðều này đã được những công trình nghiên cứu phân tích của Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang, Lữ Phương,v.v.. chứng minh về lý luận, và sự sụp đổ của các nước Ðông Âu chứng minh về thực tạị Do đó, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chẳng có tương lai gì cả. Có lẽ vì vậy mà ông Phạm Văn Ðồng đã đưa ra phương thức “chủ nghĩa xã hội theo bản sắùùc Việt Nam”.[59] Nhưng, cũng như “tư tưởng Hồ Chí Minh” trước nó, “chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Việt Nam” là gì? Một cái gì thực sự mới, Việt Nam, dân chủ hơn, nhân đạo hơn, khả thi hơn, được dân chúng sẵn sàng chấp nhận hơn, hay vẫn chỉ là “chủ nghĩa Mác-Lê-nin vận dụng sáng tạo” như “tư tưởng Hồ Chí Minh”? Thêm một cái “vậy mà không phải vậy”?

 

Viết xong ngày 1-6-1996 tại Ottawa

17105 chữ    115712 bytes

 

CHÚ DẪN

 

 

[1] Vụ Biên soạn Ban tuyên huấn trung ương, Lịch sử Ðảng Cọng Sản Việt Nam, Tập III, NXB Sách giáo khoa Mác-Lê-nin, 1979, tr.357-367.

[2] Lê Duẫn, Hồ Chí Minh, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1986, tr.85

[3] Xem: Tôn Thất Thiện, “Ðường lối ngoại giao của Ðảng Cọng Sản Việt Nam” trong: Ðảng Cọng Sản trước thực trạng Việt Nam, Ðường Mới, Paris, 1994.

[4] Văn kiện Ðại hội VI… ,TCCS, 1-1987.

[5] Xem Tôn Thất Thiện, tài liệu đã dẫn.

[6] ÐCSVN, Văn kiện Ðại hội VII, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1991.

[7] Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh…”, Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội, 1993, tr.37.

[8] Phạm Văn Ðồng, Hồ Chí Minh…” Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội, 1993, tr.94.

[9] Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Paris, Seuil, 1963/1969, tr.204.

[10] Phỏng vấn, Ngày Nay (Houston), số 333, 1/12/1995.

[11] Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Westminster, C.Ạ,NXB Văn Nghệ, 1995. tr.150-152.

[12] Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, tr.9.

[13] Văn kiện Ðại hội VII, tài liệu đã dẫn, tr.159.

[14] “Con đường dẫn tôi đến Lê-nin”, 4/1960, trong: Hồ Chí Minh, Tuyển Tập, T.II, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1980, p.175. Xem chú dẫn 16.

[15] “Ðường Kách Mệnh”, Tuyển Tập, I tr.233. Xem chú dẫn 16.

[16] Hồ Chí Minh Toàn Tập, 10 tập, Hà Nội, NXB Sự Thật, từ 1980 đến 1989, và Hồ Chí Minh Tuyển Tập, I: 1920-1954, và II: 1955-1969, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1980. Những bài quan trọng nhứt (trong Tuyển Tập) là:

1 – Ðuờng Kách Mệnh, 1927, (Tập.I).  2 – Chánh cương vắn tắt của Ðảng, 1930 (T.I).  3 – Báo cáo chính trị, Ðại hộâi II, 1951 (T.I).  4 – Nói chuyện với cán bộ các cơ quan Ðảng…… trung ương, 1953, (T.I). 5 – Chủ nghĩa Lê-nin và công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Bài viết cho Pravda, 1955, Tập II). 6 – Ðạo đức cách mạng, 1958, (T.II). 7 – Báo cáo với Quốc hội về dự thảo Hiến pháp mới, 1959, (T.II). 8 – Ba mươi năm hoạt động của Ðảng, 1960, (T.II). 9 – Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, 1960, (T.II).10 – Diễn văn khai mạc Ðại hội III, 1960, (T.II). 11 – Hai mươi năm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Viết cho tạp chí Thời mới (New Times), Liên-Xô, 1965, (T.II). 2 – Bài nói chuyện ở lớp huấn luyện đảng viên mới, 1966, (T.II). 13 – Những bài học lớn của Cách mạng tháng 10. Viết cho báo Pravda nhân dịp 50 năm kỷ niệm thành lập Liên-Xô. 1967, (T.II). 14 – Về chủ nghĩa Lê-nin và cách mạng Việt Nam. Phỏng vấn bởi phóng viên báoL’Humanité, Charles Fourniau, 1969, (T.II).

Lenin, Selected Works, 3 volumes, Moscow, Progress Publishers, 1977. Những tác phẩm của Lê-nin liên quan nhứt đến vấn đề này là:

1 – What is to be done (Phải làm gì?), 1902, (T.I). 2 – Two tactics of social-democracy in the democratic revolution (Hai chiến thuật của dân chủ xã hội trong cuộc cách mạng dân chủ), 1905, (T.I). 3 – Lessons of the Moscow uprising (Những bài học của cuộc khởi nghĩa Môskôva), 1906, (T.I). 4 – Imperialism (Chủ nghĩa đế quốc), 1917,(T.I). 5 – On compromises (Bàn về nhân nhượng), 1917, (T.II). 6 – The State and Revolution (Quốc gia và Cách mạng), 1917, (T.II). 8 – Marxism and insurrection (Chủ nghĩa mác-xít và khởi nghĩa, 1917, (T.II). – 9 – The proletarian revolution and the renegade Kautsky (Cuộc cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky), 1918, (T.III). 10 – Những diễn văn tại các đại hội của Ðệ Tam Quốc tế, 1919-1924, (T.III).  11 – Left-wing communism, an infantile disorder (Cọng sản tả khuynh – một bệnh ấu trĩ), 1920, (T.III).

Ngoài những tác phẩm trên tưởng cũng nên nhắc đến quyển Principes du Leninisme (Nguyên lý chủ thuyết Lê-nin) của Stalin, là tác phẩm quen thuộc của tất cả những người cọng sản Việt Nam trước 1945.

[17]  Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,  Hà Nội, NXB Văn Học, 1976 (1948). Tác giả thực sự của tác phẩm này là ông Hồ.

[18] David Shub, Lenin, New York, Mentor Books, The New American Library, 1948, tr.142-143.

[19] Tuyển Tập, T.I, tr.240, 263, 15.

[20] Tuyển Tập, T.Ị tr.317.

[21]  Xem các nghị quyết của ÐCSVN từ 1930 đến 1936, trong: Lịch sử Ðảng Cọng SảnViệt Nam, Tập I, sách đã dẫn, tr.53 và kế tiếp.

[22] Xem chương về “The Comintern and the Communist Party of Indochina” (Ðệ Tam Quốc tế và Ðảng Cọng Sản Ðông Dương), trong tác phẩm của Ạ Reznikov: The Comintern and the East, Moscow, Progress Publishers, 1978, tr.161-181.

[23] Trong: Al Santoli, To Bear Any Burden, New York, ẸP.Dutton, 1985, tr.32 vkt.

[24] Hoàng văn Hoan, hồi ký,Dọt nước trong biển caû, Bắc Kinh, NXB Tin Việt Nam, 1986, tr.287-291.

[25]  Archimedes L.ẠPatti, Why Viet Nam ? Berkeley, University of California Press, 1980, tr.246.

[26] Ban Nghiên cứu lịch sử Ðảng: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, NXB Sự Thực, 1970, tr.8 và 25.

[27] Phạm Văn Ðồng, “Hồ Chủ Tịch, tinh hoa và khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại”, trong: Một số vấn đề Nhà nước, Hà Nội, NXBSư Thật, 1980, tr. 186 vkt.

[28] Trường Chinh, Hồ Chủ Tịch, sách đã dẫn, tr.37.

[29] Lê Duẫn, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, tr. 21.

[30] Diễn văn khai mạc, Ðại hội III, 5-9-1960, Tuyển Tập, T.IỊ, tr.186.

[31] Phạm Văn Ðồng, Một số vấn đề Nhà nước, sách đã dẫn, tr.193.

[32] Ðảng Cọng Sản Việt Nam, Báo cáo chính trị…Ðại hội IV, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1977, tr.47.

[33] Diễn văn nhân dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của Ðảng, 6-1-1960, trong: Tuyễn Tập , T.II, tr.159.

[34] Báo cáo chính trị, Ðại hội II, 1951, trong: Tuyển Tập, T.I, tr.461.

[35] Diễn văn khai mạc Ðại hội III, tài liệu đã dẫn, tr. 186-187.

[36] Báo cáo chính trị, Ðại hội IV, 1976, tài liệu đã dẫn, tr. 167-169, và 173.

[37] Báo cáo chính trị, Ðại hội VI, tài liệu đã dẫn, tr.31.

[38] Ðảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Ðại hộị.. VII, Hà Nội, NXB Sự Thật, tr.168, 146.

[39] Hồ Chí Minh, Tuyển Tập, T. II, tr. 16.

[40] “Ðạo đức cách mạng”, trong Tuyển Tập, T.II, sách đã dẫn, tr.97, 101.

[41] Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam 1944-1979, Hà Nội, 1979, tr. 296.

[42] Ban Nghiên cứu lịch sử Ðảng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, tr. 8.

[43] Lời giới thiệu, trong: Hồ Chí Minh Tuyển Tập, T.I, sách đã dẫn, tr. XXVIIỊ

[44] Phạm Văn Ðồng, Những chặng đường thắng lợi và vẻ vang, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1985, tr.97.

[45] Báo cáo chính trị Ðại hội IV, tài liệu đã dẫn, tr. 40.

[46] Ðảng Cọng Sản Việt Nam, Nghị quyết Ðại hội IV, Hà Nội, 1977, NXB Sư Thật, tr.16.

[47] Dr Li Zhisui, The Private Life of Chairman Mao, New York, Randonm House, 1994.

[48] Dmitri Volkogonov, Lenin, A New Biography,  New York, The Free Press, 1994.

[49] Hà Minh Ðúc, Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, NXB khoa học xã hội, 1985.

[50] Lữ Phương, “Ðàm thoại về chủ nghĩa mácxít”, Diễn Ðàn (Paris), số 24 (11.93).

[51] Nguyễn Kiến Giang, Việt Nam khủng khoảng và lối ra, Garden Grove, CA, Trăm Hoa, 1993, và: Nguyễn Kiến Giang Tuyển Tập. Garden Grove, CA,Trăm Hoa, 1993.

[52] “Báo cáo của đồng chí Hà Nghiệp”, trong: Ðối thoại Garden Grove, CA, số 2, 1994, tr.152 vkt.

[53] Xã luận, Tạp Chí Cọng Sản, 2/1992.

[54] Ðỗ Mười, Phát biểu tại Quốc Hội, 27-7-1991,trong: Ðẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội, Tập I, Hà Nội, NXB Sự Thật, 1992

[55]  Nguyễn Văn Linh, Báo cáo về các văn kiện Ðại hội VII, 24-6-1991,Ðổi Mới để tiến lên, Tập IV, NXB Sự Thật,  1992, tr.154.

[56] TCCS, 3-1992.

[57] Phạm Văn Ðồng, Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, tr.130.

[58]   – nt- , tr.98.

[59]   – nt -, tr.9, 112.

Thế Kỷ 21:

Thông Luận:

Ngày Nay:

Ngày Nay và Tiếng Gọi Dân Tộc 

Comments are closed